Tin tưởng vào sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế
17:39 | 25/10/2021
DNTH: Với Nghị quyết 128 của Chính phủ, cùng với những nhiệm vụ, giải pháp nêu ra trong Báo cáo tình hình KTXH của Chính phủ được Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày trước Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri tin tưởng rằng, nền kinh tế của chúng ta sẽ sớm ổn định và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Cử tri đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ
Tham gia Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV với hình thức trực tuyến, thảo luận tổ tại địa phương, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, đánh giá cao về kết quả KTXH những tháng trong năm 2021 và dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội. Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng: Cử tri và đại biểu Quốc hội rất phấn khởi vào công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Trong tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, Chính phủ đã hành động rất quyết liệt, đề ra những nhiệm vụ cơ bản, sát đúng với tình hình thực tế.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng khẳng định: “Đại dịch COVID-19 đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy, cuộc sống người dân gặp khó khăn, doanh nghiệp thì hoạt động ngưng trệ... Nhưng có thể thấy, trong thời gian qua, hệ thống chính trị của đất nước và nhân dân đã đoàn kết, tương trợ lẫn nhau; 10 tháng qua Chính phủ đã hoạt động hết mình. Cử tri đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ. Dù chưa được như mong muốn nhưng đến nay chúng ta đã cơ bản kiểm soát dịch trên phạm vi toàn quốc”.
Cũng theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, để tháo gỡ khó khăn mà nền kinh tế nước ta đang gặp phải, cần chú trọng thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm, đó là cơ cấu lại lĩnh vực đầu tư công, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, phát triển đồng bộ hạ tầng và ưu tiên liên kết vùng để các địa phương liên kết với nhau, những vùng có lợi thế phát huy và kết nối lại thị trường trong nước và quốc tế. Nếu thực hiện được các nhiệm vụ này, chúng ta nhất định sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra.
Các địa phương cần mạnh dạn mở cửa phát triển kinh tế
Đồng tình với các nhiệm vụ, giải pháp về phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2022 mà Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội, PGS. TS Bùi Quang Bình, giảng viên cao cấp Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng cho rằng, khôi phục tăng trưởng kinh tế là một thử thách lớn đòi hỏi giải pháp chỉ đạo, điều hành linh hoạt, quyết liệt và hiệu quả của chính quyền các cấp.
Theo PGS. TS Bùi Quang Bình, để tạo đà cho quá trình hình phục hồi, tăng trưởng kinh tế trong năm 2022, các địa phương cần bắt tay ngay vào việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch trong những tháng còn lại của năm 2021. Cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, các địa phương phải có trách nhiệm mở cửa, phát triển kinh tế. Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 quy định các biện pháp thích ứng, linh hoạt kiểm soát dịch thống nhất toàn quốc, do đó các địa phương phải căn cứ vào đó mà thực hiện, khẩn trương xác định và công bố cấp độ dịch để tạo điều kiện cho việc đi lại, giao thương thuận lợi hơn.
“Khi một tỉnh công bố địa bàn mình là vùng xanh, thì khi doanh nghiệp, người dân ở địa phương đó di chuyển đến các tỉnh, thành phố khác dễ dàng và ngược lại, nếu chậm xác định cấp độ dịch sẽ cản trở lưu thông, làm chậm quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh. Do đó, thông điệp trong Nghị quyết 128 cần triển khai nhất quán, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở để tạo lòng tin để doanh nghiệp vận hành trở lại”, PGS.TS Bùi Quang Bình cho hay.
Bên cạnh đó, PGS.TS Bùi Quang Bình cho rằng các địa phương cần mạnh dạn mở cửa để phát triển kinh tế, chứ không thể đóng cửa mãi được. Tiến độ tiêm vaccine đến đâu cần mở cửa đến đó, khẩn trương phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển du lịch để tạo kích thích cho các lĩnh vực kinh tế khác.
Ông Bình nhấn mạnh: “Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm trong việc đưa các hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới, khơi thông lại các hoạt động kinh tế, tạo niềm tin cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó, cải thiện các chỉ tiêu trong năm 2021, tạo đà phục hồi và tăng trưởng cho năm 2022”.
PGS.TS Bùi Quang Bình cũng đề nghị Chính phủ và các địa phương cần có chính sách thu hút lao động trở lại làm việc; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, khơi thông nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp, nhất là dòng tiền đang đổ vào thị trường chứng khoán, cũng như nguồn lực từ các doanh nghiệp FDI…
Chính phủ cần nhanh chóng bù ‘máu, oxy’ cho nền kinh tế
Cử tri Nguyễn Anh Tài (TPHCM) cho rằng Chính phủ đã chuyển trạng thái rất nhanh và kịp thời từ "Zero COVID" sang thích ứng an toàn, linh hoạt. Đặc biệt, chiến lược ngoại giao vaccine và thực hiện độ phủ vaccine nhanh đến mức không ngờ trong điều kiện thế giới cũng khan hiếm vaccine.
“Tôi cũng không nghĩ rằng trung tuần tháng 10 TPHCM đã phủ trên 100% mũi 1 và trên 76% 2 mũi cho người trên 18 tuổi. Đó là niềm mơ ước cho bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Còn cả nước lúc này độ phủ vaccine mũi 1 cũng đạt gần 60% cho người trưởng thành. Đó là tiền đề rất lớn để chúng ta mở cửa bền vững hơn, tự tin hơn”, cử tri Nguyễn Anh Tài chia sẻ.
Cử tri cho rằng điều Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ làm rất tốt trong thời gian qua là duy trì được sức hấp dẫn của nền kinh tế đối với nhà đầu tư nước ngoài nguyên vẹn qua chỉ số tăng trưởng FDI. Chúng ta bối rối khi dịch bùng phát mạnh nhưng không bị động, các cán cân lớn của nền kinh tế vẫn giữ vững. Khó có quốc gia nào không chao đảo khi gặp tình huống tương tự.
Cử tri so sánh nền kinh tế như một cơ thể người, nếu máu thiếu, xương gãy, oxy cạn thì không sống nổi. Máu chính là tài chính của mỗi doanh nghiệp. Kiệt quệ là từ mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nêu ra trong các diễn đàn, trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo từ địa phương đến Trung ương. Muốn doanh nghiệp tiếp tục hoạt động thì hơn lúc nào hết, Chính phủ phải nhanh chóng vào cuộc để giúp doanh nghiệp gượng dậy. Chỉ ngành ngân hàng thôi không đủ mà cần một giải pháp tổng thể rất mạnh, rất nhanh từ cấp bù lãi suất, miễn giảm những gì đi vào chính nguồn tài chính cho doanh nghiệp.
Xương là vấn đề lưu thông của người dân và doanh nghiệp. Nghị quyết 128 đã ra nhưng mỗi địa phương làm mỗi khác... Việc đi lại ở nhiều địa phương thời gian qua gặp rất nhiều nhiêu khê dù Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt...
Cuối cùng là oxy - người lao động. Mở cửa mà không có đủ lao động thì vô ích. Đi lại quá khó khăn giữa các địa phương làm hạn chế rất lớn việc quay lại làm việc của người lao động... Người lao động bị sang chấn tâm lý trong đợt phong tỏa kéo dài nên rất cần tạo điều kiện để họ yên tâm quay lại các trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… Không chỉ tuyên truyền mà còn đưa đón, tạo chỗ ở, ứng chi phí sinh hoạt những tháng đầu tiên để họ thật sự yên lòng...
“Tôi tin nếu làm ngay 3 vấn đề cấp bách trên thì quý IV chúng ta lấy lại được thăng bằng cho nền kinh tế, đặc biệt niềm tin cho doanh nghiệp và người dân… Để làm tiền đề cho kinh tế năm 2022 bứt phá đạt mức GDP kỳ vọng mà mới đây Thủ tướng đưa ra là 6-6,5%”, cử tri Nguyễn Anh Tài nhận định.
Tin tưởng vào sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế
Ông Phạm Xuân Quy (Quận Ba Đình, TP. Hà Nội) cũng bày tỏ nhất trí rằng Chính phủ đã và đang kiên trì phòng chống đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời có những giải pháp thiết thực nhằm khôi phục và phát triển kinh tế. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, giảm thiểu thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp có thể phục hồi và hoạt động với tiêu chí “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Những chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tháo gỡ các rào cản giúp người dân, doanh nghiệp có thể đi lại nhằm phục vụ giao thương, hoạt động phát triển kinh tế được thuận lợi. Bên cạnh đó các nghị quyết của Chính phủ góp phần tạo điều kiện để hỗ trợ người lao động không chỉ vật chất mà còn cả tinh thần giúp người lao động yên tâm làm việc, hỗ trợ danh nghiệp ổn định sản xuất, tái cơ cấu doanh nghiệp thích nghi với tình hình dịch bệnh COVID-19.
Với những sự chỉ đạo đúng đắn của người đứng đầu Chính phủ cùng sự quyết liệt của các bộ ngành địa phương như vậy, chúng ta đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Cử tri cho biết hoàn toàn tin tưởng và kỳ vọng về sự ổn định và phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ bình thường mới, thu hút thêm nhiều làn sóng đầu tư mới trong tương lai.
Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...
DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...
Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực
DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng
DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...
Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm
DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh
DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.
Giảm gánh nợ công
DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...