Tọa đàm: Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị cho đồng bào dân tộc miền núi

18:46 | 16/11/2022

DNTH: Ngày 16/11, Tạp chí Công Thương tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề: “Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị cho đồng bào dân tộc miền núi.”

Tham dự buổi tọa đàm có sự xuất hiện của bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương); TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh; bà Phạm Thị Việt Hà, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc.

Tọa đàm Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị cho đồng bào dân tộc miền núi.
Hình ảnh các khách mời tại tọa đàm.

Những năm gần đây, việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa trên các địa bàn này, thông qua thúc đẩy hoạt động sản xuất và thu mua, hình thành được chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại, bền vững. Nhiều đặc sản của đồng bào dân tộc miền núi đã mở được đường vào các hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Ngày 14/10, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Sau đó, Bộ Công thương cũng đã có công văn số 4292/BCT – TTTN, ngày 25/7, năm 2022, về việc hướng dẫn triển khai các nội dung trong quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong bối cảnh đó, rất nhiều cơ hội cũng như thách thức được đặt ra cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung và phát triển các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Chính vì vậy, thông qua buổi tọa đàm, các khách mời sẽ cùng nhau thảo luận và rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc phát triển và nâng cao chất lượng cũng như là thương hiệu cho các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong bối cảnh hiện nay.

Đầu tiên, tọa đàm chia sẻ về những quyết định, chính sách mà cơ quan quản lý Nhà nước đặt ra đã đem đến những cơ hội và thách thức như thế nào với doanh nghiệp cũng như các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết: trong thời gian qua, ngành Công thương đã có những hoạt động rất tích cực trong việc đưa hàng hóa của Việt Nam nói chung và đưa hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng vào các hệ thống phân phối từ truyền thống: các chợ truyền thống hay các cửa hàng tạp hóa, cho đến các hệ thống phân phối hiện đại nhất có vốn đầu tư của nước ngoài hoặc của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Và các sản phẩm luôn được xếp ở những vị trí hết sức trang trọng, nơi mà người tiêu dùng đến là có thể tiếp cận được đầu tiên để có thể ưu tiên mua sắm cũng như biết đến bản sắc văn hóa của các sản phẩm hàng hóa đến từ các dân tộc.

Chúng tôi cũng đã thực hiện 4 chương trình lớn do Thủ tướng Chính phủ kí, mang tầm quốc gia.

Một là chương trình “Xúc tiến thương mại quốc gia” với những hoạt động về hội chợ nhằm xúc tiến thương mại cho hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại thị trường trong nước cũng như đem đi xuất khẩu.

Thứ hai là chương trình “Mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Chúng tôi thấy rằng điểm rất mạnh của hàng hóa đồng bào dân tộc thiểu số là chúng được trồng và chế biến theo các phương pháp rất tự nhiên và truyền thống. Ví dụ như các sản phẩm từ chè được trồng trên ở vùng khí hậu trong lành, những nơi thổ nhưỡng chưa bị tác động bởi hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật. Chúng tôi đã kết nối những sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm này vào các hệ thống phân phối lớn ở thị trường Việt Nam và được mọi người hết sức đón nhận.

Thứ ba là chương trình “Khuyến công quốc gia”. Theo chương trình này thì các hộ kinh doanh, sản xuất muốn ứng dụng khoa học - công nghệ, thiết bị máy móc ở quy mô nhỏ đều được nhận vốn từ cơ quan quản lý Nhà nước sau khi xét duyệt. Từ đó các sản phẩm hàng hóa rất đặc trưng, đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số vừa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vừa có bao bì, mẫu mã hấp dẫn với người tiêu dùng.

Thứ tư là chương trình “Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020”. Chương trình đã tổ chức được rất nhiều các hoạt động kết nối hàng hóa từ vùng đồng bào đến với các thị trường quốc tế cũng như là tìm các nhà phân phối để đưa các sản phẩm của đồng bào vùng sâu, vùng xa đến với thị trường.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).
Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương).

Bên cạnh đó, bà Lê Việt Nga cũng đưa ra các nhận định về những khó khăn, vướng mắc và những kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp trên hành trình xây dựng thương hiệu sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: thứ nhất là trong 2 năm vừa qua do tác động của bối cảnh đại dịch Covid đã tác động đến việc tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam nói chung và của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Trước đây chúng ta luôn thúc đẩy việc bán các sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số thông qua hình thức kết hợp với du lịch nên dịch bệnh đã khiến việc đưa khách nước ngoài tới thăm và mua sắm bị ngưng trệ. Thứ hai là những sản phẩm dùng trong các nhà hàng như các món ăn đặc sản gặp khó khăn do tác động của 2 năm Covid cũng như là những vấn đề về suy thoái. Lượng sản phẩm tiêu thụ cũng bị ít đi.

Vì vậy. Bộ Công thương cũng đã hỗ trợ bằng cách sử dụng thế mạnh của mình đó là nền tảng “thương mại điện tử” để bù đắp cho việc người tiêu dùng không thể mua hàng trực tiếp. Từ đó đưa ra thị trường nước ngoài những sản phẩm hữu cơ và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, cũng đưa ra một số khuyến nghị về việc làm cách nào để thúc đẩy các chính sách phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc vùng thiểu số và địa phương:

TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh.
TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh.

Trong việc xây dựng thương hiệu, bên cạnh việc đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tính nhân văn thì đặc biệt lưu ý đến tính độc đáo, tính khác biệt của sản phẩm. Những đặc sắc về truyền thống, văn hóa đặc sắc ẩn sau từng sản phẩm. Đó là những cái phải lưu ý vì mức độ cạnh tranh của thị trường đối với các sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi là rất lớn.

Bên cạnh đó, sự vào cuộc của các bộ, ngành phải bao trùm và rộng hơn so với đơn giản chỉ là các bên liên quan đến kinh tế. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì rõ rồi vì du lịch gắn liền với việc phát triển sản phẩm. Thế còn Giáo dục, Y tế cũng cần phải vào cuộc để giúp cải thiện đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa ở nhiều khía cạnh khác, không chỉ dừng ở việc tăng thu nhập.

Cái cuối cùng để có thể phát triển bền vững đó là cái chất thị trường. Phải nắm được những đòi hỏi của thị trường. Cho nên vai trò của thị trường, của việc chia sẻ lợi ích cho các bên trong thị trường là rất quan trọng. Chúng ta đã có ví dụ về vải Lục Ngạn, hay một vài mặt hàng có giai đoạn nguồn cung quá nhiều và cần đến các hệ thống phân phối vào cùng để hỗ trợ tiêu thụ.

Đối với doanh nghiệp thì thứ nhất là hiện nay trong giai đoạn phát triển thì nó không còn thuần túy là truyền thống kinh tế theo nghĩa là lợi nhuận, là chi phí thông thường, rồi doanh số. Bây giờ làm ăn là phải gắn với xu thế, không chỉ dừng lại ở các cam kết chính trị (như cam kết phát triển bền vững, phát triển xanh, phát triển bao trùm). Mà đây là áp lực và đòi hỏi của thị trường. Doanh nghiệp cần đầu tư công sức, tiền bạc thêm một chút thì hiệu quả kinh doanh sẽ tốt hơn rất nhiều.

Thứ hai là gắn với xây dựng thương hiệu. Không chỉ tập trung vào sản phẩm nữa mà còn phải lưu ý đến quy trình. Xây dựng thương hiệu ở đây thì mình đang có thế mạnh, mình có các tích truyện, truyền thống, văn hóa rất nhân văn. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu phải bắt đầu ngay từ những đồng bào, những người công nhân cho đến những người lãnh đạo phải toát lên được một hình ảnh cho thấy sự phát triển bao trùm và bền vững.

Bà Phạm Thị Việt Hà, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc, chia sẻ về những mong muốn của doanh nghiệp trong việc nhận được sự hỗ trợ của địa phương cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước: xây dựng thương hiệu là một chuyện, còn bảo vệ thương hiệu lại là một câu chuyện nữa. Đó là cả một chuỗi giá trị: từ vùng trồng của bà con, cho đến công nhân nhà máy, đến đóng gói bao bì, cho đến việc bán hàng hậu mãi rồi mới đến người tiêu dùng. Và sau khi người tiêu dùng sử dụng xong và phản hồi như thế nào thì đó mới là lúc kết thúc của một quy trình thương hiệu. Việc đó cần có sự tham gia của rất nhiều bên.

Bà Phạm Thị Việt Hà, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc.
Bà Phạm Thị Việt Hà, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc.

Câu chuyện ở đây là nếu như cứ đến Tà Xùa mua chè thì ai sẽ đảm bảo đó đúng là chè Tà Xùa hay không? Mọi người gọi chè này là chè cổ thụ Tà Xùa vậy có phải là làm từ cổ thụ thật không? Thì lúc đó vai trò của thương hiệu rất là quan trọng. Mọi người đều biết Shanam (nhà sản xuất chè Shan Tuyết Cổ Thụ hàng đầu Việt Nam) có nhà máy tại Tà Xùa nên mọi người muốn mua chè chính gốc thì chỉ cần đến Shanam và bảo “Tôi muốn mua chè Tà Xùa”. Khi đó sẽ có một thương hiệu bảo lãnh cho họ là họ mua đúng chuẩn gốc chè Tà Xùa.

Rất nhiều địa phương đã gặp phải vấn đề khi xây dựng thương hiệu tốt rồi nhưng lúc mà người tiêu dùng muốn mua sản phẩm chính hãng thì việc tìm mua ở đâu lại là một câu chuyện khác. Rất là khó nhưng nếu tất cả mọi người cùng chung tay và làm cùng nhau thì chắc chắn sẽ thành công.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thị trường tiềm năng xuất khẩu viên nén gỗ của doanh nghiệp Việt Nam lớn như thế nào?

DNTH: Ông Olaf Naehrig, kỹ sư trưởng Tập đoàn KAHL: Ngành viên nén Việt Nam cần thúc đẩy mở cửa thị trường tại Châu Âu. Bởi vì đây mới là khu vực tiêu thụ nhiều viên nén nhất trên thế giới.

'Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập'

DNTH: Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Những điểm nhấn trên thị trường vốn

DNTH: Tháng 8/2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục đón nhận nhiều đánh giá tích cực. Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 lên 6,1% từ mức 5,5% trước đó. Tăng trưởng trong hai năm 2025 và 2026...

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của độc lập, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và ý chí kiên cường

DNTH: "Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng người Việt Nam ở Trung Quốc nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là biểu tượng của độc lập, của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí bất...

Những quy định mới trong kinh doanh bất động sản 

DNTH: Cả 3 bộ luật có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành bất động sản (Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024) đã có hiệu lực góp phần quan trọng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, giúp thị trường...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì trong vụ kiện phòng vệ thương mại?

DNTH: Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) mới từ các quốc gia nhập khẩu, đòi hỏi cần có những biện pháp ứng phó kịp thời. Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với...

XEM THÊM TIN