Tỏi Lý Sơn liên tục mất giá: Giải bài toán tiêu thụ nông sản bằng cách nào?
17:07 | 18/03/2024
DNTH: Tỏi là cây trồng chủ lực, được ví như "vàng trắng" của nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tuy nhiên những năm gần đây, tỏi liên tục mất mùa, khiến việc trồng tỏi của hàng nghìn nông dân ở huyện đảo trở nên vô cùng khó khăn.
Bấp bênh cây trồng đặc sản
Bà Ngô Thị Kiểm (trú thôn Tây An Hải, H.Lý Sơn) đã hơn 30 năm gắn bó với nghề trồng tỏi cho biết, từ trước đến giờ, bà chưa thấy vụ tỏi nào bị mất mùa như năm 2023. Gia đình bà đầu tư 45 triệu đồng để sản xuất 3 sào tỏi với nhiều kỳ vọng, nhưng sau 4 tháng vất vả canh tác, kết quả thu được là những củ tỏi nhỏ, có củ còn bị hư thối.
"Năm 2023 tỏi hư hại, mất mùa, nông dân như chúng tôi trắng tay luôn, không có kinh phí để sản xuất lại vụ mới. Cả cánh đồng tỏi ở Lý Sơn năm nay hầu như bị hư hại chứ không riêng gì gia đình tôi", bà Kiểm nói.
Theo nhiều nông dân trồng tỏi ở Lý Sơn, đầu vụ cây tỏi sinh trưởng phát triển rất tốt. Tuy nhiên, trước Tết Nguyên đán 2023, đúng giai đoạn tỏi tạo củ thì xuất hiện thời tiết thất thường, mưa gió, nhiệt độ xuống thấp kéo dài đã gây ra mầm bệnh, khiến cây tỏi không phát triển được củ, nhiều ruộng tỏi bị bung củ và thối thân.
Bà Trần Thị Tình, ở thôn Tây An Hải, huyện Lý Sơn cho biết, vụ tỏi Đông Xuân 2024 gia đình bà trồng sớm hơn mọi năm, tuy năng suất không cao nhưng tránh được cảnh mất mùa như mùa vụ năm trước.
“Trồng 4 sào, nhưng thu được khoảng 2 tấn tỏi tươi thôi. Giá tỏi tươi tại đảo 50.000 đồng/kg nếu bán hết chắc cũng không lỗ” - bà Tình nói.
Theo người trồng tỏi, nếu được mùa thì mỗi sào phải đạt từ 600 - 700 kg, còn năm nay tỏi không đều, củ nhỏ, giá cả cũng không tương xứng với giá trị đích thực của đặc sản nổi tiếng này.
Một tuần trước Tết Nguyên đán, tỏi tươi tại đảo Lý Sơn vượt mức 100.000 đồng/kg. Thời điểm chính vụ nông dân thu hoạch đại trà thì giá tỏi bất ngờ giảm sâu. Nông dân trên đảo loay hoay bán ít tỏi tươi để lấy tiền trang trải chi phí đầu tư.
Mỗi năm, nông dân huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trồng hơn 300 ha tỏi. Tỏi Lý Sơn đã được công nhận thương hiệu nhãn hiệu tập thể và được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, nông dân Lý Sơn hiện vẫn còn bấp bênh với loại cây trồng đặc sản này.
Đảo Lý Sơn cách đất liền Quảng Ngãi 30 km, 30 phút đi tàu cao tốc, là đảo tiền tiêu gắn với di sản thiên nhiên và văn hóa độc đáo. Đây là địa chỉ nổi tiếng với du khách, song hai năm qua ngành du lịch gặp khó vì Covid-19 và mưa gió, biển động. Tỏi Lý Sơn được trồng trên diện tích 320 ha chủ yếu là nham thạch núi lửa phong hóa và cát trắng, nên rất ngon, trở thành thương hiệu nổi tiếng.
Lời giải từ các địa phương
Trong những năm vừa qua, một số mô hình liên kết bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã bước đầu đạt hiệu quả, mang lại thu nhập cho người dân, doanh nghiệp. Đơn cử như doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo Lâm đã liên kết, bao tiêu sản phẩm gạo nếp hương của nông dân, xây dựng thương hiệu, bao bì sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
Từ năm 2020, sản phẩm gạo Nếp Hương Bảo Lạc đã được cấp chứng nhận sản phẩm 3 sao OCOP, sản phẩm được thị trường chấp nhận, tiêu thụ tốt. Sau khi được hỗ trợ bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm, diện tích trồng gạo nếp hương tại huyện Bảo Lạc đã tăng khoảng năm lần, đạt 165 ha/vụ, năng suất bình quân 3,2 tấn/ha, năng suất thấp hơn lúa lai, nhưng giá bán cao gần gấp ba lần, mang lại thu nhập tốt cho người nông dân.
Câu chuyện liên kết, nông dân sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã bao tiêu sản phẩm đã được thực hiện khá hiệu quả ở Cao Bằng. Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng, sở đã phối hợp, triển khai nhiều biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nông sản. Ở các mô hình, dự án liên kết tiêu thụ sản phẩm, người nông dân là người trực tiếp sản xuất, doanh nghiệp là người hỗ trợ, cung ứng dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra, Nhà nước giữ vai trò quản lý, bảo đảm việc liên kết diễn ra thuận lợi và được đẩy mạnh thực hiện.
Kết quả trong thời gian ngắn, tỉnh và cấp huyện đã thực hiện được hơn 160 chuỗi liên kết, với các chuỗi sản phẩm chủ lực là các sản phẩm nông sản thế mạnh của tỉnh như chuỗi thuốc lá, chuỗi gừng trâu, chuỗi thạch đen, chuỗi thịt lợn hun khói, chuỗi lạp sườn… đã đem lại đầu ra ổn định cho người dân, tạo nguồn thu đáng kể cho các hộ sản xuất nông nghiệp.
Các mô hình như: liên kết tiêu thụ củ gừng trâu ở huyện Hà Quảng (được Công ty DACE hỗ trợ đầu tư giống, phân bón, thu mua sản phẩm xuất khẩu); trồng cây ngô ngọt ở huyện Quảng Hòa (được Hợp tác xã Ba sạch Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng bao tiêu sản phẩm)... đã giúp duy trì, phát triển sản xuất ổn định và cải thiện, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Ngành nông nghiệp Cao Bằng cũng tích cực phối hợp, triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, từ đó dễ dàng tiếp cận các thị trường trong và ngoài tỉnh. Đến nay, tỉnh Cao Bằng đã có 58 sản phẩm OCOP cấp tỉnh; đang tổ chức xét, công nhận thêm 38 sản phẩm OCOP.
Nhiều sản phẩm OCOP của Cao Bằng thành công về bảo đảm chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đơn cử như các sản phẩm miến dong Tân Việt Á của Hợp tác xã Tân Việt Á; sản phẩm lạp sườn, thịt hun khói của Hợp tác xã Tâm Hòa; sản phẩm chiếu trúc của Công ty TNHH 688 Cao Bằng, được tiêu thụ rộng rãi, ổn định tại thị trường trong nước.
Còn theo Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long Phan Trung Kiên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trứng gia cầm, cây cà gai leo..., công ty tiếp tục nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài kênh tiêu thụ truyền thống là ký kết hợp đồng với đơn vị phân phối, doanh nghiệp còn đẩy mạnh bán hàng qua mạng xã hội...
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khâu thị trường, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thông qua các hội chợ, triển lãm, tuần hàng và kênh phân phối của Hà Nội. Mặt khác, Hà Nội thúc đẩy kết nối thông qua loại hình thương mại điện tử, giúp doanh nghiệp và người sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, đưa hàng hóa vào các kênh phân phối hiện đại.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, chính quyền địa phương đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường trong nước và thế giới. Cùng với đó, tổ chức các đoàn công tác của Bộ NN&PTNT làm việc với tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản; đồng thời, kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ rau gia vị sang thị trường châu Âu...
“Bộ cũng nắm bắt tình hình sản lượng các loại cây ăn quả chủ lực phục vụ xuất khẩu, như: Thanh long, xoài, sầu riêng... để chỉ đạo các địa phương trồng rải vụ cho phù hợp với thị trường tiêu thụ, có giá bán tốt và hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và theo dõi sát diễn biến thị trường, nguồn cung và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, tránh tình trạng tăng đột biến về giá cả. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi để không ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ trong nước...”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho hay.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Đạc sản Quảng Ngãi /
- vàng trắng /
- tỏi Lý Sơn /
- Nông sản Việt /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Nông nghiệp giúp tỉnh Đắk Nông đạt thu nhập bình quân gần 82 triệu đồng/người/năm
DNTH: Nhờ sự tăng giá của các mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, tỉnh Đắk Nông ghi nhận GRDP bình quân đầu người năm 2024 đạt gần 82 triệu đồng, vượt kế hoạch hơn 12,8 triệu đồng, lĩnh vực nông nghiệp...
Người trồng mía ở Trà Vinh phấn khởi, doanh nghiệp lo không đủ nguyên liệu
DNTH: Tại Trà Vinh, vụ mía năm nay đạt cả năng suất lẫn giá. Đây là vụ mía thứ 3 liên tiếp nông dân sản xuất có lãi. Đặc biệt, mía được thu hoạch ngay trước tết Nguyên đán nên bà con rất phấn khởi.
Về miền Tây ghé thăm vườn hoa cảnh rực rỡ vào vụ Tết
DNTH: Những vườn hoa cảnh khoe sắc rực rỡ như gọi về không khí Tết rộn ràng, náo nhiệt ở miền Tây.
Khu vườn trồng 70.000 chậu "hoa quý tộc" vạn người mê ở Hà Tĩnh trị giá 10 tỷ
DNTH: Những ngày này, vườn lan hồ điệp (loài hoa quý tộc) hơn 70.000 cây của anh Huy, xã Thạch Khê, TP Hà Tĩnh đã bắt đầu đơm nụ, nở hoa sẵn sàng phục vụ thị trường hoa Tết Âm lịch. Ước tính, vườn lan hồ điệp giúp anh Huy có...
Mưa lớn kéo dài, sạ lúa đông xuân mấy lần không xong, nông dân Bình Định lo lắng
DNTH: Gần đây, mưa lớn kéo dài tại Bình Định đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp. Ngập úng do mưa lớn, đúng lúc gieo sạ vụ đông xuân khiến người nông dân buồn bã, tốn kém vì "sạ đi sạ lại", có người sạ đến lần...
Nhà vườn tất bật chăm sóc hoa màu phục vụ Tết
DNTH: Chỉ còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Như thường lệ, thời điểm này, các nhà vườn tỉnh Vĩnh Long đang tất bật các công đoạn chăm sóc hoa màu để phục vụ nhu cầu thị trường ngày Tết. Nhiều nhà...
Đô thị cuộc sống
-
Linh vật rắn 2025 mới 'trình làng' đã gây sốt cộng đồng mạng
-
‘Giữ lửa’ làng nghề làm hương truyền thống
-
Giảm gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân
-
Xe cá nhân tiếp tục tăng mạnh: Hà Nội oằn mình trong áp lực giao thông
-
Tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam sở hữu ô tô tính đến năm 2024 là 9%
-
Người lao động ở Hà Nội mưu sinh ngày cận tết
Sống khỏe
-
Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết
-
Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai
-
Chất lượng không khí nguy hại, bác sĩ nêu lý do nên cho học sinh nghỉ học
-
Người dân chú ý bảo vệ sức khỏe giữa mùa ô nhiễm
-
Prudential khởi động chương trình "Tăng cường sức khỏe chủ động" nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khi hậu và...
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...