Tôm Việt Nam hưởng lợi nhờ ổn định lại sản xuất nhanh hơn sau COVID-19

20:07 | 22/07/2020

DNTH: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP)cho biết tháng 6/2020, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam đạt 349,9 triệu USD, tăng 19,2% so với tháng 6/2019. Đây là mức tăng trưởng tốt nhất kể từ tháng 3/2020.

 

Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn ở các thị trường chính.
Đáng chú ý, XK tôm Việt Nam sang hai thị trường chủ chốt là Mỹ và Trung Quốc trong tháng 6 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực và dự kiến XK tôm Việt Nam sang các thị trường này vẫn tăng trưởng tốt trong những tháng tiếp theo.
Sáu tháng đầu năm nay, tôm chân trắng chiếm 70,1% tổng XK tôm của Việt Nam, tôm sú chiếm 18,2%, còn lại là tôm biển. Tổng giá trị XK tôm chân trắng tăng 11% trong khi XK tôm sú giảm 15%. XK tôm chân trắng chế biến (mã HS 16) và tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (mã HS 03) tăng lần lượt 18% và 6%. XK tôm sú chế biến khác (HS16) tăng 32% trong khi XK tôm sú sống/tươi/đông lạnh (HS03) giảm 18%. XK tôm biển khô (HS 03) tăng mạnh nhất 100%. Trong thời điểm xảy ra dịch Covid-19, XK tôm chân trắng có giá hợp lý tăng tốt hơn tôm sú, các sản phẩm tôm đã qua chế biến được tiêu thụ nhiều hơn so với sản phẩm tươi/sống/đông lạnh.
Không chỉ tăng XK sang Mỹ và Trung Quốc, tháng 6 năm nay, Việt Nam còn tăng XK tôm sang Hàn Quốc, Anh, Canada với mức tăng trưởng 2 con số.
Trong tháng 6/2020, trong top 4 thị trường nhập khẩu (NK) tôm chính của Việt Nam, XK tôm sang Nhật Bản và EU giảm. Nhật Bản là thị trường NK tôm lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 18,3%. Tháng 6/2020, XK tôm sang Nhật Bản giảm 3,7% tuy nhiên nhờ tăng trưởng trong những tháng trước đó, nên XK tôm sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm đạt 278,2 triệu USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái. XK tôm sang EU trong tháng 6 giảm 7,9% tuy nhiên XK sang 2 thị trường đơn lẻ trong khối là Hà Lan và Bỉ lại tăng trưởng dương lần lượt là 11% và 17%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, XK sang EU đạt 200,7 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ vươn lên vị trí dẫn đầu về NK tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 21,2%. XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 6/2020 tăng trưởng tốt 54,4% so với tháng 6/2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, XK tôm sang thị trường này đạt 323,3 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù dịch Covid-19, XK tôm Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng khá ổn định trong 6 tháng đầu năm nay.
Trên thị trường Mỹ, trong 6 tháng đầu năm nay, tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nguồn cung đối thủ nhờ ổn định lại sản xuất nhanh hơn sau COVID-19 trong khi các nguồn cung như Ấn Độ và Ecuador vẫn còn đang phải chịu tác động nặng nề. Các nhà chế biến và XK tôm của Ấn Độ, Ecuador không chỉ chịu tác động bởi đơn hàng giảm mà ngay cả hoạt động sản xuất trong nước bị đình trệ do lệnh phong tỏa, thiếu công nhân trong các nhà máy do họ không đi làm vì lo ngại bị nhiễm bệnh.
Ấn Độ vẫn nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ trong nhiều năm qua, chiếm 40% tổng NK tôm vào Mỹ. XK tôm Ấn Độ sang Mỹ đã bắt đầu giảm trong tháng 5/2020 sau khi tăng trong những tháng trước đó. XK tôm Ấn Độ sang Mỹ trong tháng 5/2020 đạt 8.560 tấn, trị giá 72,1 triệu USD, giảm 58% về khối lượng và 56% về giá trị so với tháng 5/2019.
Ecuador vẫn là nguồn cung tôm lớn thứ 3 cho Mỹ. Trong tháng 5/2020, XK sang Mỹ 5.773 tấn tôm, trị giá 33,6 triệu USD, giảm 25% về khối lượng và 32% về giá trị so với tháng 5/2019.
Ít nhất 17 nguồn cung đã giảm XK tôm sang Mỹ trong tháng 5/2020 so với tháng 5/2019. Một số nguồn cung như Nicaragua, Bangladesh, Saudi Arabia, Sri Lanka và Na Uy không xuất tôm sang Mỹ trong tháng 5/2020. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu (NK) tôm của Mỹ từ Việt Nam sẽ không giảm để bù đắp nguồn cung giảm từ các nguồn cung trên.
Tháng 6/2020, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc cũng tăng trưởng tốt 23% đạt 57,7 triệu USD. Các nguồn cung tôm lớn cho Trung Quốc đều đang gặp phải các khó khăn trong XK tôm sang thị trường này. Mới đây, Trung Quốc đình chỉ NK tôm từ 3 công ty của Ecuador với lý do phát hiện virus corona trên bao bì sản phẩm. XK tôm Ấn Độ sang Trung Quốc cũng gặp khó do một số lô hàng bị trì hoãn thông quan tại các cảng Trung Quốc với lý do để giám sát COVID-19.
Giá tôm Việt Nam đã có xu hướng tăng trong tháng 6. Tồn kho tại các thị trường chính như Nhật Bản, Mỹ và EU không cao như những tháng trước đó. Do vậy, XK tôm của Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trưởng khả quan trong các tháng tới.

T.H

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN