Tôn vinh 28 thương hiệu là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu

14:38 | 06/11/2023

DNTH: Vừa qua, Hội đồng bình chọn sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Giang lần thứ IV (gọi tắt là Hội đồng) đã tổ chức hội nghị lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu để tôn vinh năm 2023. Sau một thời gian làm việc khẩn trương, Hội đồng đã lựa chọn được 28 sản phẩm với nhiều tiêu chí bình chọn công tâm, khách quan.

Hội đồng bình chọn sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Giang lần thứ IV. Ảnh: Báo Bắc Giang.

Theo dự kiến của Ban Tổ chức, buổi Lễ tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Giang lần thứ IV sẽ diễn ra vào tháng 11/2023 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và Hội Nông dân tỉnh phối hợp tổ chức. Đây là hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, động viên người lao động của tỉnh này. Việc bình chọn, tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Giang được tổ chức 2 năm/lần, theo đó, năm 2017 có 19 sản phẩm; năm 2019 có 22 sản phẩm; năm 2021 có 25 sản phẩm; năm 2023 có 28 sản phẩm được tôn vinh.

Tính đến ngày 10/8/2023, Hội Nông dân tỉnh (cơ quan thường trực Hội đồng) tiếp nhận 37 hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hội Nông dân 10 huyện, thành phổ. Tổ Thư ký của Hội đồng đã đề xuất 30 sản phẩm để Hội đồng tiếp tục đánh giá, lựa chọn.  

30 sản phẩm thuộc các nhóm thực phẩm, đồ uống và dược liệu; nhìn chung bảo đảm chất lượng, mẫu mã, bao bì đẹp, có tính cạnh tranh, định hướng phát triển bền vững. Trong đó, 23 sản phẩm tham gia lần đầu; 29 sản phẩm đã được công nhận OCOP (3 sao, 4 sao). 

Tháng 9/2023, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt danh sách hỗ trợ các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Bắc Giang năm 2023 (đợt 2) với tổng kinh phí dự kiến thực hiện chi phí hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu, chi phí hỗ trợ chi phí bao bì, in tem sản phẩm năm 2023 (đợt 2) là 2,22 tỷ đồng, từ nguồn sự nghiệp kinh tế thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023.

Tại hội nghị, các thành viên Hội đồng cho rằng, cần bám sát điều lệ nhằm bình chọn sản phẩm tiêu biểu; ưu tiên lựa chọn sản phẩm là nông sản đã qua chế biến. Đối với những sản phẩm tôn vinh lại cần quan tâm tới thị trường, sản lượng, doanh thu để đánh giá khách quan, công bằng. 

Một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang.

Các sản phẩm không được trùng lặp tên gọi. Một số sản phẩm được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, thương hiệu từ những năm trước, cần quan tâm kiểm tra, đánh giá, xác minh lại để bảo đảm tính xác thực… 

Sau thời gian làm việc công tâm, khẩn trương, Hội đồng đã bình chọn 28 sản phẩm để tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu lần thứ IV năm 2023.  

 DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM ĐƯỢC TÔN VINH

- Lục Ngạn: vải thiều Lục Ngạn, táo Phì Điền, mỳ gạo Nam Thể đặc biệt, bưởi da xanh.

- Tân Yên: nụ hoa sâm nam núi Dành khô, ổi, măng lục trúc tươi Lâm Sinh Ngọc Châu.

- Yên Thế: chè xanh bản Ven, giò gà, thịt lợn gác bếp Cao Lan.

- Hiệp Hoà: gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn, thịt lợn thảo dược Bình Minh, trứng gà sạch hoa mer.

- Lục Nam: na dai Nghĩa Phương, nhãn Lục Sơn, đông trùng hạ thảo khô, trà hoa vàng, rượu Bảo Sơn nếp cái hoa vàng.

- Lạng Giang: dứa Hương Sơn, giò lợn.

- Yên Dũng: tương Tiên La, dưa hấu sao Thần Nông, tinh bột nghệ curcumin Thùy Dương (Yên Dũng).

- Việt Yên: rượu nếp cái hoa vàng, dầu gấc tinh khiết (Việt Yên).

- Sơn Động: nấm lim xanh, rượu Như Bảo (Sơn Động).

- Thành phố Bắc Giang: bún tươi Thắng Thủy Đa Mai.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025

Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm

DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.

Tận dụng lợi thế, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào nông nghiệp công nghệ cao

DNTH: Tây Ninh xác định phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chiến lược và mang tính đột phá, tạo động lực quan trọng để nâng tầm ngành nông nghiệp của tỉnh.

XEM THÊM TIN