Trà Vinh: Tái đàn lợn gặp khó do giá lợn giống, thức ăn công nghiệp tăng cao

16:47 | 20/07/2020

DNTH: Nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh Trà Vinh đang gặp khó khăn trong việc tái đàn lợn, mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh có nhiều hoạt động hỗ trợ. Nguyên nhân là do giá lợn giống, thức ăn công nghiệp tăng cao, trong khi đa số hộ chăn nuôi không còn vốn để tái chăn nuôi sau dịch tả châu Phi.

Bà Nguyễn Ngọc Hài Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại lợn cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, với 97/106 xã, phường, thị trấn xảy ra dịch bệnh.

Tổng đàn lợn bị tiêu hủy hơn 86.000 con lợn của 3.911 hộ, với tổng trọng lượng tiêu hủy gần 4.000 tấn.
 

ssf

Tái đàn lợn tại Trà Vinh gặp khó do giá lợn giống, thức ăn công nghiệp tăng cao


Theo khảo sát của Chi cục Chăn nuôi-Thú y tỉnh Trà Vinh, tính đến ngày 20/7/2020, tỉnh có hơn 3.090 hộ chăn nuôi tái đàn lợn với số lượng 52.530 con, nâng tổng đàn lợn hiện có trong tỉnh hơn 142.420 con, giảm hơn 131.800 con so cùng kỳ năm 2019.

Nguyên nhân, hộ chăn nuôi trong tỉnh không tái đàn lợn hoặc tái đàn ít là do giá lợn giống, thức ăn công nghiệp tăng cao, trong khi đa số hộ chăn nuôi không còn nguồn vốn tự có để tái chăn nuôi sau đợt dịch tả lợn châu Phi.

Điển hình là hộ gia đình nhà bà Nguyễn Thị Út, hộ nuôi lợn ở ấp Vĩnh Bảo, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành cho biết, giá lợn giống kể từ tháng 3/2020 bắt đầu khan hiếm và tăng cao vùn vụt.

Cho đến hiện tại, lợn giống trọng lượng từ 6-7 kg/con có giá 2, 2-2,5 triệu đồng/con, từ 10-12 kg/con có giá từ 2,8- 3 triệu đồng/con.

Với giá lợn giống 3 triệu đồng/con, chi phí thức ăn 2,5 triệu đồng/con và chi phí thuốc thú y khoảng 1 triệu đồng/con, tổng cộng 6,8 triệu đồng, nên đa số người chăn nuôi không thể đầu tư mua từ 5-10 con lợn để tiếp tụ chăn nuôi đành bỏ không chuồng trại.

Để khắc phục thiệt hại, giúp người chăn nuôi tái đàn lợn, tỉnh Trà Vinh đã giải ngân nguồn kinh phí hơn 140 tỷ đồng và triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ. Tuy nhiên, do những khó khăn nêu trên khiến việc tái đàn lợn chăn nuôi không đạt theo kề hoạch của tỉnh đề ra.

Theo bà Nguyễn Ngọc Hài, năm 2020, ngành nông nghiệp tỉnh có kế hoạch phát triển tổng đàn lợn khoảng 320.000 con. Vì vậy, từ nay đến cuối năm ngành nông nghiệp tỉnh đẩy mạnh các hoạt động khuyến khích hỗ trợ người chăn nuôi có mong muốn tái đàn lợn.

Cụ thể, Chi cục Chăn nuôi-Thú y tỉnh giới thiệu danh sách các cơ sở kinh doanh giống gia súc uy tín cho người chăn nuôi cho nhu cầu. Tổ chức tập huấn và tư vấn trực tiếp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và các biện pháp an toàn sinh học, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho lợn.

Mới đây tại buổi đến thăm các trang trại nuôi lợn giống để phục hồi chăn nuôi ngày 7/7, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, chỉ có tái đàn mới là giải pháp bền vững để tạo nguồn cung thực phẩm và trong quý IV, sẽ có khoảng 11 triệu con lợn sẽ được cung ứng cho thị trường.

Ông Cường cho rằng điểm mấu chốt hạt nhân phục vụ cho tái đàn là đàn lợn giống gốc vẫn giữ được 120.000 con lợn và bổ sung nhập nước ngoài về kịp thời. Đàn lợn nái có 2,8 triệu con. Với lượng đàn như vậy sẽ cung cấp 11 triệu con lợn vào quý IV/2020 và đủ nguồn lợn giống cho nhân dân tái đàn, kịp thời đảm bảo được đàn lợn so với trước khi bị dịch tả lợn châu Phi.
 

sf

Bài học rút ra trong quá trình phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi đến nay là phải chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh


Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hầu hết các đàn lợn giống đều nằm trong khu vực chăn nuôi lớn, vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tái đàn cả trong các hợp tác xã và nông hộ nhỏ, các doanh nghiệp các trang trại lớn cần đẩy mạnh phát triển đàn lợn giống, bán lợn giống cho các nông hộ, ngoài ra cũng cần hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ vốn cho người chăn nuôi sau khi thiệt hại nặng bởi dịch bệnh. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, công tác tái đàn, tăng đàn trên cả nước đang tiến triển tốt. Tới quý IV năm nay, tổng đàn lợn sẽ tương đương so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi xảy ra.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bài học rút ra trong quá trình phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi đến nay là phải chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Nếu làm tốt công tác an toàn sinh học, dịch bệnh rất khó để xâm nhập vào chuồng trại hoặc nếu có xâm nhập vẫn đủ thời gian và biện pháp để xử lý, khắc phục để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

Do đó, hiện nay các địa phương đang được khuyến khích tăng đàn, tái đàn, song quan điểm của Bộ NN&PTNT phải đảm bảo đáp ứng an toàn sinh học mới được phép tái đàn, bởi thực tế mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn còn rất nhiều ngoài môi trường, nếu không làm tốt công tác an toàn sinh học, dịch bệnh ngay lập tức sẽ xâm nhập vào trang trại gây thiệt hại rất lớn.

Ngoài ra, cần tục vận động, tuyên truyền người dân thay đổi dần thói quen theo hướng giảm cơ cấu thịt lợn, tăng thịt gia cầm và thủy sản.

Hồng Nga

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha

DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng

DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

XEM THÊM TIN