Trái cây Việt bị "lép vế" trên thị trường Việt
20:06 | 15/08/2019
DNTH: Mặc dù các loại trái cây điển hình như măng cụt, na, bơ cho tới các loại bòn bon, mây, nhãn ... của Việt Nam đang vào giữa vụ nhưng vẫn bị lép vế hoàn toàn so với trái cây nhập khẩu cùng loại.
Gần đây các tiểu thương ở chợ đầu mối hoặc nhiều người bán hàng rong đã có xu hướng đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng trái cây cùng loại với Việt Nam như bòn bon, măng cụt, bơ, nhãn ... nhưng của Thái Lan do người dùng chuộng và khả năng tiêu thụ mạnh hơn. Bên cạnh đó, các mặt hàng trái cây của Thái có mức giá đắt hơn nên người bán cũng có lãi lời nhiều hơn.
Tình trạng này dẫn đến cảnh trái cây Việt bị lép vế trên chính thị trường của mình, rớt giá thảm hại và hàng tồn, hàng dư, quả hỏng, quả dập diễn ra ngày một nhiều và nhường chỗ cho các cửa hàng trái cây nhập khẩu.
Dạo một vòng quanh thị trường có thể thấy các cửa hàng hoa quả ngoại nhập ngày một nở rộ. Từ các thương hiệu lớn có cửa hàng, các quầy bán nông sản trong các siêu thị cho tới bán hàng online trên mạng xã hội hoặc các trang mua bán trực tuyến đều cung cấp mặt hàng này.
Hiện giá cherry vàng xuất xứ Mỹ đang được bán với giá dao động từ 500.000 đồng đến 750.000 đồng mỗi kg. Cherry tím của Úc bao gồm nhiều loại size với mức giá khác nhau, cherry size to nhất rơi vào từ 1.000.000 - 1.500.000 VNĐ/kg. Táo đỏ Mỹ tùy loại có giá bán từ 20.000 đồng đến gần 70.000 đồng/quả.
Bên cạnh các loại hoa quả cao cấp ấy còn có các loại giá cả thấp hơn một chút như như nho thường, kiwi, táo xanh, cam, quýt, lê ... với giá từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng/kg đang trở thành trái cây phổ biến, đang xuất hiện trong hầu hết các quầy trái cây tại siêu thị Việt.
Thậm chí, các loại quả dễ tìm ở Việt Nam như ổi, xoài, khế, chuối hay sầu riêng vẫn là mặt hàng nhập khẩu của nhiều đơn vị, cùng xuất xứ Đài Loan, Phillippine hay Thái Lan, và được đặt mức giá cao hơn hàng trong nước từ 2 đến 5 lần.
Có thể nói, trên thị trường hiện nay, hoa quả không rõ nguồn gốc được bày bán khá nhiều gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm. Việc tìm mua các loại hoa quả nhập khẩu tuy đắt nhưng chất lượng có thể coi là một giải pháp an toàn cho người tiêu dùng cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, bên cạnh các cửa hàng chuyên cung cấp trái cây nhập khẩu chính hãng hay tại các siêu thị uy tín, trên thị trường hiện nay, tại các khu chợ trên địa bàn thành phố, trái cây được cho là nhập “xịn” từ nước ngoài cũng đang được bày bán tràn lan.
Chưa bàn về nguồn gốc xuất xứ thật, nhưng trên thực tế khi được đem ra bày bán, những loại quả này đều được gắn nhãn mác và có mẫu mã không khác gì hoa quả được bày bán tại các siêu thị hay các cửa hàng chuyên cung cấp trái cây nhập khẩu, giá cả cũng “mềm” hơn rất nhiều. Điều này cũng khiến người tiêu dùng cảm thấy hoang mang và đặt ra câu hỏi liệu chất lượng các loại quả có đảm bảo như người bán vẫn nói hay không? Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình, người tiêu dùng nên tìm đến các cửa hàng uy tín để mua sản phẩm, tránh tình trạng "tiền mất tật mang".
Có một điều bất hợp lý là trong khi trái cây chất lượng cao của Việt Nam dành để xuất khẩu, thì người tiêu dùng trong nước lại phải trả giá cao để mua các loại trái cây nhập ngoại cùng loại. Không có lý do gì người tiêu dùng trong nước không được thưởng thức những loại trái cây ngon, chất lượng cao được trồng trong nước theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Thế nhưng, mặc dù đã xuất hiện cửa hàng bán lẻ trái cây trong nước nhưng sự việc này vẫn chưa thực sự tạo dấu ấn, thậm chí gần như không có “cửa” khi so với các cửa hàng bán lẻ trái cây nhập ngoại đã hình thành các chuỗi ở nhiều thành phố lớn.
Để cạnh tranh với trái cây ngoại nhập, Việt Nam cần đảm bảo vùng nguyên liệu, nhà máy, quản lý… sẵn có ở ngay địa phương và nâng tầm thương hiệu chất lượng để cạnh trang với các loại trái cây ngoại nhập.
Theo Công Thế/Thương Trường
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- trái cây nhập khẩu /
- mây /
- bòn bon /
- Nhãn /
- thị trường Việt /
- Trái cây Việt /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng
DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha
DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...