Triển khai các giải pháp tối ưu để tái đàn, tăng đàn lợn

20:30 | 02/06/2020

DNTH: Ngày 2/6, Bộ NN&PTNT đã gửi Công văn số 3671/BNN-CN đề nghị các Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố), chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp triển khai các giải pháp tối ưu để tái đàn và tăng đàn lợn, bảo đảm nguồn cung thịt lợn.

Nhập khẩu lợn sống về Việt Nam trước đây chủ yếu để làm giống - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Cụ thể, các địa phương cần  có chính sách hỗ trợ về đất đai, lãi suất vốn vay, tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng cường tái đàn và tăng đàn lợn. Đặc biệt, cần có chính sách hỗ trợ cụ thể cho việc tái đàn và tăng đàn.

Kịp thời công bố hết dịch khi đủ điều kiện để các cơ sở chăn nuôi tái đàn, tăng đàn đảm bảo an toàn sinh học; hoàn thiện thủ tục hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi DTLCP trong thời gian qua.

Các địa phương cần tổ chức thông tin, tuyên truyền chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) quan tâm chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trên và thông báo về Bộ NN&PTNT các vấn đề phát sinh để phối hợp, xử lý kịp thời.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tỉ lệ tái đàn lợn trong tháng 4/2020 so với thời điểm trước dịch thì tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Lai Châu đứng đầu với tỉ lệ 68%; tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Đồng Tháp có tỉ lệ tái đàn thấp nhất lần lượt là 36% và 21%.

Trước đó, ngày 28/5, Bộ NN&PTNT cũng đã chính thức cho nhập lợn sống để giảm nhiệt thị trường lợn hơi. Các doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm dịch nhập khẩu, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc ở trong nước, thực hiện cách ly lợn sống nhập khẩu 30 ngày. Như vậy, phải qua giữa tháng 7 mới có lợn sống "ngoại" chính thức ra thị trường. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chính thức cho nhập lợn sống từ nước ngoài vào. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tính đến hết ngày 22/5 lượng thịt lợn nhập khẩu là 67.000 tấn, tăng rất mạnh so với cùng kỳ.

Đỗ Hương

chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN