Trồng lúa giảm phát thải, 8 doanh nghiệp gạo được thưởng 3,2 tỷ đồng

07:52 | 08/01/2025

DNTH: Đây là kết quả từ việc tham gia Dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở ĐBSCL - TRVC".

Mới đây, thông tin từ Dự án Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực ĐBSCL (TRVC) cho biết, trong tháng 12/2024, ban tổ chức đã chi trả 200.000 đô la Úc (tương đương gần 3,2 tỷ đồng) tiền thưởng cho 8 doanh nghiệp cùng các nông hộ liên kết tham gia dự án trong mùa vụ đầu tiên.

Dự án TRVC do Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với các đối tác Việt Nam thực hiện, được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT). Dự án TRVC được triển khai tại ba tỉnh ĐBSCL là An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp, những khu vực có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước.

Cán bộ tham quan Dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long". Ảnh CTV
Cán bộ tham quan Dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long". Ảnh CTV

Mục đích của dự án là góp phần trực tiếp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu; đóng góp vào Đề án phát triển bền vững một triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 của Chính phủ; đồng thời góp phần xây dựng thương hiệu chất lượng cao của Việt Nam.

Báo cáo của TRVC cho biết, nhờ canh tác bằng phương pháp hiện đại, tăng cơ giới hóa, tiết kiệm giống, phân, thuốc trừ sâu, đồng thời tưới ngập khô xen kẽ, các ruộng lúa tham gia dự án đã giảm phát thải hơn 27.000 tấn CO2 so với ruộng đối chứng. Không chỉ giảm phát thải, bình quân các nông hộ tham gia dự án có mức lợi nhuận 54-64%.

Tiền thưởng được phân bổ theo lượng khí CO2 giảm phát thải mà các doanh nghiệp và nông dân liên kết đạt được, tiêu chí này được một đơn vị quốc tế đánh giá.

Ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lúa Gạo Việt Nam (Vinarice), cho biết doanh nghiệp này đã nhận được 28.633 đô la Úc (khoảng 450 triệu đồng) tiền thưởng sau vụ lúa đầu tiên liên kết cùng nông dân tham gia dự án.

Ông Tài cho biết thêm, tiền được phân phối theo tỷ lệ đã quy định từ trước, 50% được dùng để tái đầu tư, 30% được phân phối cho các nông hộ, 20% còn lại được phân phối cho các hợp tác xã và đội ngũ kỹ thuật tham gia dự án.

Dự án TRVC kéo dài đến năm 2027 với mục tiêu hỗ trợ 10 doanh nghiệp liên kết với 200.000 nông hộ và 50 - 60 hợp tác xã tại An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Dự án TRVC đặt kế hoạch chuyển đổi sản xuất lúa phát thải thấp trên diện tích 200.000 ha, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và cải thiện đời sống nông dân.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệp

DNTH: Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, với công nghệ ngày nay, không khó để tưởng tượng các nhà khoa học có thể chế tạo một robot diệt cỏ dại trên các cánh đồng canh tác rộng lớn.

Giảm lệ thuộc hóa chất, bước chuyển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên đang dần cạn kiệt, môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng, ngành nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thiên nhiên đang đứng trước những thách thức to lớn. Đằng sau mỗi mùa vụ bội thu...

SMEs: Động lực mới cho nông nghiệp thông minh

DNTH: Trong khi các doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt thị trường, thì hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) lại là lực đẩy âm thầm nhưng bền bỉ trong việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và lan tỏa giá trị địa...

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

DNTH: Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi tư duy và phương thức canh tác bền vững

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 tại TP Cần Thơ.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

XEM THÊM TIN