Trồng lúa hữu cơ, nông dân xứ Huế vừa khỏe người vừa ấm túi

20:42 | 31/08/2019

DNTH: Hơn 4 năm gắn bó với mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ, những nông dân ở Hợp tác xã Phù Bài, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) nhận thấy, cái được lớn nhất khi họ làm lúa hữu cơ là sức khỏe người sản xuất được đảm bảo, đồng ruộng trở nên sạch sẽ, gọi được cá tôm về.

Gọi cá, tôm về

Buổi chiều đầu thu, khi những ánh nắng cuối ngày trải một màu vàng dịu dàng trên cánh đồng lúa mênh mông, cũng là lúc chiếc máy gặt bắt đầu những vệt cắt đầu tiên trên cánh đồng của HTX Phù Bài. Tiếng máy rộn rã, tiếng cười nói vui vẻ của những nông dân trên bờ đợi thu hoạch lúa khiến bức tranh làng quê thêm sinh động. Đàn chim yến thấy tiếng động, bỗng vụt bay, chao nghiêng trên bầu trời xứ Huế.

trong lua huu co, nong dan xu hue vua khoe nguoi vua am tui hinh anh 1

Ông Lê Tranh - Giám đốc HTX Phù Bài (bên phải) cùng xã viên kiểm tra chất lượng lúa vụ hè thu. Ảnh: A.T

Ông Đoàn Lộ - người được mệnh danh “trồng nhiều lúa nhất xã”, vừa chăm chú ngắm chiếc máy gặt đang cắt những đường gọn gàng trên ruộng lúa của mình, vừa hỉ hả khoe: “Năm nay, Thừa Thiên - Huế hạn hán kỷ lục, lúa nhiều nơi cháy khô, mất trắng, may mắn cánh đồng của HTX Phù Bài vẫn đủ nước tưới nên năng suất lúa vẫn đảm bảo”.

Được biết, ông Lộ có đến 5ha lúa (phần lớn diện tích do ông đấu thầu lại của người dân), trong đó có 3ha ông chăm sóc theo quy trình canh tác hữu cơ. Vụ hè thu năm nay, với năng suất lúa bình quân 5 tấn/ha, dự kiến, ông thu được 34 - 35 tấn lúa; vụ đông xuân trước, sản lượng lúa của gia đình đạt 36 tấn.

“Làm lúa hữu cơ chỉ tốn công bón phân, làm cỏ, còn lại không phải phun thuốc bảo vệ thực vật nên khỏe người. Lúa thu hoạch xong, doanh nghiệp thu mua ngay tại ruộng với giá bình quân 7.500 đồng/kg. Như vụ trước, nhờ liên kết với doanh nghiệp làm lúa, tôi thu lãi 100 triệu đồng” - ông Lộ cho biết thêm. Cũng theo ông Lộ, từ ngày làm lúa theo hướng hữu cơ, cánh đồng lúa của HTX Phù Bài bắt đầu xuất hiện cá tôm và các loài thiên địch có ích.

Ông Lê Sau - Trưởng ban Kiểm soát của HTX Phù Bài cho biết, sau 4 năm trồng lúa theo hướng hữu cơ, cánh đồng lúa của HTX được cải thiện đáng kể về mặt môi trường. Đất đai chủ yếu được bón phân hữu cơ, nên phì nhiêu trở lại, chim chóc, cá tôm quay về nhiều.

Tiếp tục mở rộng, nâng tầm

Theo ông Lê Tranh - Giám đốc HTX Nông nghiệp Phù Bài, tổng diện tích canh tác lúa của HTX Phù Bài là 290ha, trong đó có 100ha lúa canh tác theo hướng hữu cơ, liên kết với Tập đoàn Quế Lâm.

“Khi bắt đầu áp dụng mô hình canh tác hữu cơ từ năm 2015, chúng tôi chỉ thử nghiệm 7,5ha, bởi ban đầu người dân chưa thực sự tin tưởng, ngại thay đổi vì từ trước đến nay, bà con đã quá quen với canh tác kiểu cũ. Sau khi được HTX, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình canh tác, bà con áp dụng và cho kết quả khả quan ngay từ vụ đầu, nên từ những vụ sau, diện tích lúa hữu cơ được nhân rộng. Điều quan trọng là bà con cũng nhận ra làm lúa hữu cơ trước hết lợi cho chính sức khỏe của người dân, nên ai cũng hào hứng tham gia” - ông Tranh nói.

Trên 3.000ha diện tích lúa hữu cơ, chất lượng cao của tỉnh Thừa Thiên - Huế, nông dân sản xuất lúa không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và chỉ áp dụng kỹ thuật cao; doanh nghiệp thu mua lúa và hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống cho nông dân.

Cũng theo ông Tranh, việc sản phẩm được ký hợp đồng bao tiêu với giá cao hơn thị trường 15 - 20% càng khiến bà con yên tâm hơn. “Năm học mới này, chính quyền thị xã Hương Thủy còn khuyến khích tất cả các trường mầm non trên địa bàn sử dụng gạo hữu cơ trong bữa ăn bán trú của các cháu nên đầu ra sẽ rất rộng mở” - ông Tranh khoe.

Được biết, để nâng cao hiệu quả sản xuất, HTX Thủy Phù còn sử dụng phương pháp mạ khay máy cấy, nên ngoài ưu điểm chống đổ ngã, chống chịu sâu bệnh tốt, còn góp phần giảm sức lao động cho nông dân, nhất là trong bối cảnh lao động thời vụ nông nghiệp đang thiếu trầm trọng.

Phong trào sản xuất lúa hữu cơ cũng đang lan rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo thống kê, diện tích lúa hữu cơ, chất lượng cao của tỉnh đạt khoảng 3.000ha, tập trung nhiều ở huyện Phú Vang, Quảng Điền, thị xã Hương Thủy... Ở những địa phương này, nông dân sản xuất lúa không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và chỉ áp dụng kỹ thuật cao; doanh nghiệp thu mua lúa và hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống cho nông dân.

Các vùng sản xuất loại lúa này đều có sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, nhằm tạo ra thương hiệu gạo sạch có giá trị cao. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang có chủ trương mở rộng vùng chuyên canh sản xuất lúa hữu cơ, thông qua việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân; đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra bước đột phá trong quá trình cơ cấu ngành.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN