Trồng nhiều lúa vẫn nghèo: Tổ chức lại liên kết sản xuất, tiêu thụ
08:35 | 13/05/2019
DNTH: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước, tuy nhiên việc liên kết sản xuất còn nhiều bất cập nên người nông dân và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung để cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro trong sản xuất, kinh doanh... Mặc dù trồng nhiều lúa, nhưng đời sống của người nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn.
Đó là vấn đề đặt ra cho các ngành chức năng cùng nhau tháo gỡ khó khăn, giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân và hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, được đề cập tại Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Liên kết sản xuất lúa”. Diễn đàn do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Cục Trồng trọt, Sở NNPTNT TP.Cần Thơ tổ chức hôm 10.5.
Thu hoạch lúa vụ Đông Xuân 2019 tại TP. Cần Thơ. Ảnh: H.C
Còn nặng tính hình thức
Ông Trần Văn Khởi - quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: Vùng ĐBSCL có diện tích đất trồng lúa khoảng 1,9 triệu ha, với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 4,2 triệu ha, năng suất bình quân ước đạt 57 tạ/ha. Sản lượng lúa ước đạt 24 triệu tấn, trong đó khoảng 50% cho tiêu dùng nội địa và 50% phục vụ cho xuất khẩu.
Mô hình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hợp tác xã (HTX) và người nông dân (ND) đang phát huy được hiệu quả tích cực. Tuy nhiên việc xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa tại các tỉnh ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế, chưa ổn định, thậm chí có chiều hướng giảm sút trong thời gian gần đây.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, trong năm 2018 cả nước có 6.800 mô hình với khoảng 1 triệu ha diện tích liên kết. Nổi bật là mô hình “Cánh đồng lớn” trên cây lúa diện tích hơn 516.000ha, với 619.000 hộ tham gia.
Riêng vùng ĐBSCL, “Cánh đồng lớn” liên kết sản xuất lúa có khoảng 380.000ha, chiếm 9,2% diện tích gieo trồng lúa của vùng. Theo tính toán, ở ĐBSCL, mỗi ha lúa tham gia “Cánh đồng lớn” có thể giảm chi phí sản xuất từ 10-15%, sản lượng tăng từ 20-25%, thu lãi thêm 2,2-7,5 triệu.
Tuy nhiên, hiện nay việc hợp tác, liên kết sản xuất lúa nói chung và "Cánh đồng lớn" nói riêng ở nhiều nơi vẫn còn mang tính hình thức nên chưa thu hút hộ ND tự nguyện tham gia; đầu ra hạt lúa chưa thật sự ổn định. Hơn nữa, việc liên kết tiêu thụ lúa giữa doanh nghiệp với ND còn lỏng lẻo, chưa tìm được tiếng nói chung để cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro trong sản xuất, kinh doanh...
Nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa. Ảnh: H.C
Theo đại diện Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, việc phát triển HTX liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo gắn với với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu là hướng đi tất yếu trong nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. |
“Tỷ lệ lúa được tiêu thụ qua hợp đồng liên kết còn rất thấp, hầu hết ND vẫn phải bán lúa qua thương lái; ND và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung để cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro trong sản xuất, kinh doanh. Tình trạng bẻ kèo, tranh chấp trong mua bán giữa người sản xuất và các đầu mối tiêu thụ chưa dứt.
Nhiều nơi người dân không tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp yêu cầu. Bên cạnh đó, việc thiếu các tổ chức ND đủ mạnh như các HTX nông nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết nên người ND trồng lúa chủ yếu vẫn phải tự sản xuất và bán sản phẩm cho thương lái, chịu nhiều thua thiệt và rủi ro…”- ông Khởi nói.
Cần tổ chức lại liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa
Tại Diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng, để việc hợp tác, liên kết sản xuất lúa thêm hiệu quả và bền vững, thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu giống lúa sao cho phù hợp với lợi thế, cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu...
Để làm được điều đó, theo ông Nguyễn Tấn Nhơn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ, cần tập trung huy động nguồn lực kiên trì tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác hóa, xây dựng lại vùng sản xuất, vùng nguyên liệu gắn với doanh nghiệp và thị trường.
“Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch, chế biến sâu; Tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp liên kết vùng sản xuất theo hướng an toàn ổn định, bền vững; Đảm bảo đầu ra cho ND để ND yên tâm sản xuất, từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...”-ông Nhơn nói.
Bà Võ Thị Thanh Vân - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang chia sẻ kinh nghiệm của địa phương mình, đó là chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm: Tích cực mời gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng để tham gia đầu tư và ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản.
“Ngoài ra, nên tập trung nâng chất các HTX nông nghiệp hiện có, thành lập mới các HTX nông nghiệp tại các địa bàn có triển khai liên kết theo chuỗi giá trị. Thường xuyên tập huấn cho hộ ND, tổ hợp tác và HTX về các kỹ năng”- bà Vân nhấn mạnh...
Theo Dân Việt
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- giá lúa đông xuân /
- cục trồng trọt /
- diễn đàn khuyến nông /
- sản xuất lúa bền vững /
- sản xuất /
- kinh doanh /
- nông nghiệp bền vững /
- nông nghiệp /
- hợp tác xã /
- nông thôn /
- nông dân /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang
DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...