Trồng phải giống bưởi kém ngon, nhà vườn thất thu!
16:50 | 15/02/2023
DNTH: Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, quả bưởi Diễn “lên ngôi” khi nó được hầu hết các gia đình ở miền Bắc nước ta chọn mua để ăn Tết. Có nhà mua từ vài ba chục quả cho tới cả trăm quả, thậm chí nhiều hơn nữa. Không những vậy, quả bưởi Diễn còn được tiêu thụ rất mạnh tại các tỉnh miền Trung, miền Nam, bởi màu quả vàng ruộm đẹp mắt, mùi thơm quyến rũ, cùng chất lượng ngon ngọt khó quên.
Khi người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình, sức tiêu thụ mạnh, thì cũng là lúc mà người nông dân ở rất nhiều nơi đã đưa giống bưởi Diễn này vào trồng để “đón đầu” thị trường, với mong muốn có thu nhập cao, vực dậy kinh tế gia đình.
Tuy nhiên, trong số nhiều hộ gia đình đã thành công với giống bưởi Diễn này, khi họ mua được cây giống tốt, chất lượng ngon ngọt “chuẩn vị”…, thì cũng có không ít người nông dân nhận “quả đắng” khi trồng phải bưởi Diễn không ngon, giống bị lai tạp…, nên khi cây bưởi cho quả thì bán không được, hoặc bán rẻ mà vẫn không có người mua.
Trường hợp của bà Lê Thị Lan, năm nay 57 tuổi (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) là một ví dụ, khi cách đây 10 năm thấy một số hộ trong khu vực đưa giống bưởi Diễn trồng trên đất lúa cho thu nhập khá cao, giá trị kinh tế gấp cả chục lần cấy lúa, trồng rau màu, nên bà Lan đã quyết định vực 2 sào đất, đầu tư tiền bạc mua giống bưởi Diễn về trồng. Do không tới các Trung tâm giống cây trồng có uy tín để mua giống cây, mà bà Lan đã tìm mua cây giống tại một hộ dân chiết ghép tại xã bên cạnh với giá rẻ mà không lường trước được hậu quả về sau, nên sau 6 năm cây cho quả bà đã “ngã ngửa” vì quả bưởi Diễn nhà bà có vị đắng nhiều hơn ngọt, đã vậy lại không hề mọng nước.

Thoạt đầu, nghe mọi người hàng xóm nói do bưởi mới bói quả, cây còn non nên chất lượng quả sẽ đắng và phải sau vài ba năm lúc đó chất lượng sẽ được nâng lên, ăn không còn vị đắng nữa…(?!), và bà Lan cũng tin và hi vọng! Thế nhưng, đợi năm 2, năm 3, thậm chí là năm thứ 4 tính từ lứa quả bói, chất lượng bưởi nhà bà vẫn đắng, bưởi thu được bán không ai mua, hoặc có bán được thì cũng rẻ vô cùng.

Vụ bưởi Tết Quý Mão vừa mới đây nhà bà Lan còn ế tới cả ngàn quả không bán được, thậm chí mang cho bà con họ hàng họ cũng không muốn nhận bởi chất lượng quá dở. Bà Lan tâm sự: “Nhà tôi đầu tư biết bao nhiêu công sức, tiền bạc cho vườn bưởi với hi vọng sẽ… đổi đời, nào ngờ những mùa bưởi gần đây đều quá thất vọng bởi bưởi sai quả những bán không được vì không ngon. Các hộ hàng xóm trồng giống bưởi ngon ngọt, không có vị đắng thì bưởi của họ bán 25.000 đồng đến 30.000 đồng 1 quả vẫn “cháy” hàng, trong khi bưởi nhà tôi bán 5.000 đồng 1 quả vẫn không ai muốn mua…”. Cũng theo bà Lan, nếu tình cảnh cứ như thế này, chất lượng quả vẫn đắng nhiều hơn ngọt như vậy thì sang năm bà sẽ chặt hết cả vườn để tìm mua giống cây bưởi Diễn mới “chuẩn vị” mang về trồng thay thế…

Cũng giống như tình cảnh của bà Lan là chị Trần Thị Hương, năm nay 46 tuổi (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội), cũng “điêu đứng” mấy năm nay vì trồng phải giống bưởi Diễn có chất lượng không ngon nên bán không được. Chị Hương, kể: “cách đây 8 năm tôi đưa bưởi Diễn vào trồng nhưng lại không mua cây giống ở trung tâm uy tín, với giá khá đắt, tới 80.000 đồng/1 cây, mà lại ham rẻ mua của một hộ dân họ tự triết ghép trong vùng, với giá chỉ 40.000 đồng/1 cây. Khi cây cho quả, chất lượng quả quá kém, không ngon nên bán không được, hoặc bán được rất ít…”. Chị Hương còn cho biết vụ bưởi năm rồi nhà chị còn ế tới cả hơn 2.000 quả, bán không ai mua, mang cho người ta còn không muốn lấy vì bưởi không chỉ khô mà ăn rất đắng!
Còn rất nhiều người dân đã “thất bại” với giống bưởi Diễn kém chất lượng mà tôi không thể kể hết, nhưng chỉ với 2 trường hợp nêu trên cũng đủ nói lên rằng việc lựa chọn giống tốt là rất quan trọng. Tục ngữ xưa từng đúc kết rất quý giá, đó là: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” là 4 yếu tố vô cùng quan trọng mà chúng ta cần chú ý khi canh tác nông nghiệp. Đúng vậy, 4 yếu tố này là không thể tách rời, khi mà giả sử người nông dân có chăm chỉ, cần cù đến đâu, có tưới tiêu và bón phân nhiều như thế nào mà hạt giống, cây giống bạn chọn có… vấn đề, không được tốt thì công sức tiền bạc đầu tư sẽ trở nên công cốc!
Chính vì vậy, trước khi gieo trồng cây gì, nhất là những loại cây trồng lâu năm như cây bưởi, thì người dân cần hết sức thận trọng trong việc chọn mua cây giống, bởi với cây ăn quả phải mất cả nhiều năm cây mới ra quả, chứ không thể giống như các cây trồng ngắn ngày. Tuyệt đối không nên ham rẻ mà mà cây giống trôi nổi ngoài thị trường với những lời quảng cáo đầy mỹ miều hấp dẫn; mà hãy tới các viện, trung tâm cây giống có uy tín để mua, dẫu ở đó giá cây giống có đắt đỏ hơn đôi chút nhưng người dân sẽ được “bảo hành” về chất lượng cây trồng cũng như sản phẩm sau này…

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước
DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản
DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt
DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể
DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng
DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV
DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...