Trồng rau bằng smartphone

08:40 | 14/01/2020

DNTH: Hệ thống canh tác rau thủy canh tự động trong nhà lưới được vận hành và quản lý bằng điện thoại thông minh phù hợp với nền nông nghiệp hiện đại, tiết kiệm công lao động.

10-59-23_1_6
Các tác giả sử dụng phần mềm cài sẵn trên điện thoại thông minh để quản lý vận hành hệ thống chăm sóc rau thủy canh.

Nhóm sinh viên và cán bộ của ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đã chế tạo thành công hệ thống canh tác rau thủy canh vận hành tự động thông qua điện thoại thông minh (ĐTTM). Đây là một trong những sản phẩm đã đạt giải Nhất trong cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật Trần Đại Nghĩa 2018-2019 do tỉnh Vĩnh Long tổ chức.

Hai tác giả chính của sản phẩm này là Trần Quốc Thịnh và Trần Thị Kim Ngân đang học tập và công tác tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Đây là các tác giả đã viết ra phần mềm trồng rau bằng điện thoại cực kỳ đơn giản, rất dễ sử dụng và có tính ứng dụng cao.  

Vận hành tự động bằng ĐTTM

Nhóm tác giả cho biết, hệ thống bao gồm nhà lưới; nội thất phục vụ cung cấp nước, dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ… và phần mềm quản lý được cài đặt vào một chiếc ĐTTM. Phần mềm được thiết kế có thể tự vận hành theo các thông số kỹ thuật được người dùng tự thiết lập hoặc ở chế độ thủ công. Giao diện của phần mềm rất đơn giản, dễ sử dụng.

Anh Trần Quốc Thịnh cho biết: Khi chọn chế độ hệ thống tự động thực hiện thì mình cần thiết nạp các thông số cho hệ thống bằng cách nhập thông tin qua giao diện để hệ thống nhận lệnh. Ví dụ cho thông số ánh sáng là 200 đơn vị. Khi trời mát, cảm biến đo được lượng ánh sáng không đủ như tiêu chuẩn thiết lập thì hệ thống sẽ mở lưới ra để cho ánh sáng nhiều hơn và ngược lại. Tương tự như đối với dinh dưỡng, nước, độ ẩm, nhiệt độ…

Khi mức dinh dưỡng, nước, thiếu hụt thì hệ thống sẽ hiển thị trên phần mềm để người sử dụng có thể cung cấp thêm cho cây trồng.

Chỉ cần một ĐTTM có kết nối internet, không cần quá thông thạo về công nghệ thì người sở hữu hệ thống cũng có thể canh tác hệ thống một cách thoải mái từ xa. Dù công việc có bận bịu cũng rất dễ dàng thực hiện.

Sự sáng tạo với tình thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, không ngại khó khăn nhóm bạn trẻ tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đã cho "ra lò" một hệ thống canh tác nông nghiệp hiện đại nhưng đơn giản giúp tiết kiệm công lao động.

10-59-23_2
Ảnh chụp màn hình phần mềm quản lý hệ thống.

Các tác giả chia sẻ, khi có ý tưởng thì các thành viên chia nhau công việc thực hiện. Nhiều công đoạn rất khó khăn thử thách như viết phần mềm của Trần Quốc Thịnh cũng mất trên 3 tháng, viết website vận hành hệ thống phần mềm của Kim Ngân, công đoạn thử nghiệm lặp đi lặp lại thông số kỹ thuật tạp cho robot tự vận hành, lắp ráp của các bạn chuyên ngành điện, cơ khí... cũng vất vả.

Sau gần một năm vận hành thử nghiệm, thầy trò mới hoàn thiện được quy trình và mạnh dạn chuyển giao cho người dân sử dụng.  

Phù hợp nông nghiệp đô thị

Theo Thạc sỹ Trương Văn Xạ, phụ trách Trung tâm Ứng dụng công học công nghệ cao, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long: Phần mềm được thiết kế từ ý tưởng phục vụ cho đào tạo sinh viên chuyên ngành Công nghệ sinh học ứng dụng công nghệ cao của trường. Sau khi có ý tưởng nhà trường đã hỗ trợ để xây dựng mô hình nhỏ để ứng dụng điều khiển vào quá trình tưới nhỏ giọt, phun sương, điều khiển các máy bơm thủy canh, hoàn lưu, khí canh, quạt đèn, rèm...

"Để thực hiện mô hình này, các sinh viên và cán bộ trường, trung tâm đã cùng làm việc từ khâu lên ý tưởng đến mua thiết bị, lắp đặt, viết phần mềm, quản lý... Hệ thống do chúng tôi tự nghiên cứu và hoàn thiện. Sau khi hệ thống được vận hành trơn tru, chúng tôi cũng đã chuyển giao lắp đặt cho nông hộ tại các vùng đô thị như TP Vĩnh Long, Cần Thơ…

Chúng tôi đã thực hiện lắp đặt hệ thống canh tác rau thủy canh thông mình cho hơn 50 nông hộ tại các vùng nói trên. Chỉ cần một khu vực có diện tích nhỏ chừng 12 m2 là có thể lắp đặt được hệ thống này rồi. Ví dụ như sân thượng, sân trước. Nông hộ có thể trồng nhiều loại rau như cải xà lách, bẹ dúng, cà chua bi…", anh Xạ nói.

10-59-23_1_5
Trồng rau bằng smartphone giúp tiết kiệm công lao động.

Qua canh tác các hộ dân cho biết, rau an toàn và lớn nhanh vì các các yếu tố sinh trưởng được cung cấp một cách đầy đủ, hài hòa và tiết kiện chi phí. Hiện chi phí lắp đặt hệ thống canh tác rau thông minh cho diện tích chừng 30 m2 chỉ khoảng 20 triệu đồng, tùy theo mức độ tự động hóa của hệ thống. Trong đó, chi phí của hệ thống tự động dao động từ 7-12 triệu đồng.

Cũng theo Thạc sỹ Trương Văn Xạ, vì tính ứng dụng rất hữu ích, nhiều đơn vị trong và tỉnh mong muốn được chuyển giao để thực hiện với quy mô canh tác lớn hơn nhằm đưa vào sản xuất. Điển hình như doanh nghiệp Phước Thành IV của doanh nhân Nguyễn Văn Thành. Với điều kiện hiện tại, trung tâm hoàn toàn có thể đáp ứng để lắp đặt ở quy mô sản xuất lớn.

Nhận xét về hệ thống canh tác đặc biệt này, ông Trương Vĩnh Yên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long cho biết:

Mô hình trồng rau thủy canh ứng dụng công nghệ canh tác tự động trong nhà lưới quản lý bằng ĐTTM có nhiều ưu điểm như diện tích canh tác nhỏ gọn phù hợp cho nông nghiệp đô thị.

Thứ hai là tạo được nguồn thực phẩm sạch vì canh tác trong nhà lưới không sử dụng thuốc BVTV. Chi phí lắp đặt hệ thống không cao, có thể phù hợp với mức chi tiêu tại vùng đô thị. Công nghệ quản lý theo dõi bằng phần mềm rất tiện lợi, hiện đại…

Theo MINH ĐẢM

Báo NN

https://nongnghiep.vn/trong-rau-bang-smartphone-post256432.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN