Trồng rừng gỗ lớn: Điển hình Quảng Trị
15:03 | 29/10/2018
DNTH: Một nội dung cơ bản của đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đến năm 2020 là cả nước phải xây dựng vùng nguyên liệu rừng FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững) và gỗ lớn tập trung với diện tích 1,2 triệu ha. Đồng thời hạn chế khai thác rừng non, chuyển hóa rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ thành cung cấp rừng gỗ lớn. Tỉnh Quảng Trị đang làm rất tốt mục tiêu này.
Người có 35ha rừng FSC
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh Quảng Trị chiếm đến 2/3 diện tích của tỉnh nên rất thuận lợi phát triển lâm nghiệp. Nhiều năm qua, hàng vạn gia đình nông dân các địa phương trong tỉnh đã sống được với nghề trồng rừng, không ít hộ giàu lên nhờ trồng rừng gỗ lớn và FSC. Ông Lê Biên Hòa, năm nay 64 tuổi, ở xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, được các tổ chức quốc tế đánh giá là nông dân đầu tiên trồng rừng FSC tại Việt Nam.
Mô hình chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ thành gỗ lớn tại Quảng Trị |
Ông Hòa kể để rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC thì hộ dân trồng rừng phải cam kết tuân thủ 10 nguyên tắc, 54 tiêu chí do các tổ chức quốc tế đánh giá, cấp chứng chỉ rừng FSC qui định. Các tiêu chí đặc biệt quan trọng là cấm săn bắt động vật hoang dã; không được dùng máy cày, san ủi đất vì như thế sẽ ảnh hưởng đến thực bì, làm nghèo chất dinh dưỡng trong đất; giữ lại trên 5% cây bản địa. Ngoài ra không được sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học gây hại môi trường.
Ông Hòa phân tích trồng rừng theo cách truyền thống mỗi ha rừng từ 6 đến 7 năm tuổi chỉ bán được từ 50 đến 60 triệu đồng. Rừng được cấp chứng chỉ FSC, mỗi ha bán với giá trên 200 triệu đồng. Năm 2015, ông Hòa bán 14ha rừng đầu tiên được cấp chứng chỉ FSC với tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng. Trừ các khoản chi phí, gia đình ông lãi ròng hơn 2 tỷ đồng. Hiện tại ông Hòa có 35ha rừng đã được cấp chứng chỉ FSC.
Ông Trần Văn Tý, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị cho biết, hàng năm tỉnh Quảng Trị luôn chủ động trong công tác phối hợp với Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF hỗ trợ các Cty lâm nghiệp và các hộ gia đình phát triển diện tích rừng trồng FSC. Năm 2013, toàn tỉnh chỉ có 10.300ha rừng có chứng chỉ FSC đến 2018 đã có hơn 22.200ha rừng có chứng chỉ FSC. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Quảng Trị có hơn 42 ngàn ha rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ. Gỗ có chứng chỉ FSC bán cho các công ty thu mua gỗ nguyên liệu với giá cao hơn so với giá bán gỗ thông thường tại cùng thời điểm từ 20% đến 30% nên thu nhập của chủ rừng cũng tăng lên so trồng rừng bình thường như điển hình ông Lê Biên Hòa nói trên.
Bao tiêu toàn bộ gỗ có chứng chỉ
Hiện tại Cty CP TCty Thương mại Quảng Trị đã tham gia chuỗi sản phẩm chứng chỉ CoC cam kết bao tiêu toàn bộ sản lượng gỗ có chứng chỉ FSC của Quảng Trị với giá cao hơn gỗ không có chứng chỉ tại cùng thời điểm từ 15 đến 18%. Công ty cam kết thu mua gỗ có đường kính từ 10cm trở lên.
Mô hình trồng rừng gỗ lớn ở Quảng Trị |
Đặc biệt đối với phát triển rừng gỗ lớn, theo thống kê của cơ quan chức năng cho thấy hiện nay rất nhiều chủ rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chủ yếu trồng rừng cung cấp nguyên liệu dăm gỗ, với chu kỳ rừng kinh doanh 5 đến 6 năm tuổi là khai thác, giá bán khoảng 50 đến 60 triệu đồng/ha. Do nguyên liệu dăm gỗ chiếm 95% và tỷ lệ gỗ xẻ chỉ chiếm 5% nên giá bán còn khá thấp. Trong khi đó, rừng trồng gỗ lớn với chu kỳ 10 đến 12 năm tuổi sẽ cho sản lượng gỗ xẻ cung cấp nguyên liệu phục vụ cho chế biến gỗ nội thất, ngoại thất cao nên giá cao gấp 3 lần so với trồng rừng cung cấp dăm gỗ.
Giải quyết bài toán này, theo ông Trần Văn Tý, tỉnh Quảng Trị liên kết với các trung tâm khoa học lâm nghiệp, Đại học Huế giúp nhiều nhóm hộ dân trong tỉnh tham gia trồng rừng gỗ lớn. Mô hình này thực hiện kỹ thuật tỉa thưa nuôi dưỡng rừng theo từng giai đoạn. Trồng rừng gỗ lớn các chủ rừng đã sử dụng biện pháp canh tác khoa học tiến bộ, đặc biệt các hộ trồng rừng rất quan tâm đến chất lượng giống có nguồn gốc rõ ràng nên cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đạt tỷ lệ sống cao.
Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ đóng tại Quảng Trị tiến hành thực nghiệm mô hình trồng rừng gỗ lớn với giống cây keo lai tại huyện Cam Lộ và đã chuyển giao kỹ thuật cho nông dân địa phương. Ông Phạm Xuân Đỉnh, Giám đốc Trung tâm cho biết, nếu trồng keo lai với mục tiêu kinh doanh gỗ lớn mà không tỉa thưa nhân tạo thì nên trồng mật độ 625 đến 833 cây là phù hợp. Cự ly trồng có thể là 4x4m hoặc 4x3m. Keo lai sinh trưởng và tăng trưởng nhanh ở giai đoạn rừng keo 2 tuổi.
Kinh doanh gỗ lớn kết hợp với gỗ nhỏ cần tỉa thưa nhân tạo ở giai đoạn 4 đến 5 năm tuổi thì trồng mật độ 1.330 đến 1.660 cây là phù hợp. Mật độ để lại sau tỉa thưa còn 550 đến 800 cây. Nếu không tỉa thưa, khi đến thời điểm 10 năm tuổi rừng trồng cũng sẽ tự tỉa thưa tự nhiên, chỉ còn 50 đến 60% số lượng cây và đến 13,5 tuổi chỉ còn lại 31 đến 47% số cây đã trồng.
Mô hình trồng rừng gỗ lớn ở Quảng Trị |
Theo ông Đỉnh, sau khi trồng keo đến 10 năm, năng suất gỗ trung bình hàng năm tăng dao động từ 16,87 đến 22,61 m3/ha. Trữ lượng gỗ cây đứng giữa các công thức khác nhau và dao động từ 160 đến 214 m3/ha. Sau 13,5 năm tuổi, trữ lượng gỗ đạt từ từ 168 đến hơn 219 m3/ha. Với trữ lượng và khối lượng như vậy bán gỗ từ rừng trồng gỗ lớn thu về hơn 200 triệu đồng/ha, hơn rất nhiều trồng rừng bình thường.
Chế biến, phát triển thị trường
Đồng hành với việc nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng kinh tế thì việc nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến và phát triển thị trường giai đoạn 2014-2020 theo QĐ 919 ngày 5/5/2014 của Bộ NN-PTNT đã được tỉnh Quảng Trị quan tâm, chú trọng phát triển.
Ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị quyết liệt chỉ đạo, khuyến khích các địa phương, chủ rừng chuyển đổi dần phương thức trồng rừng từ cung cấp nguyên liệu dăm gỗ sang kinh doanh gỗ lớn để nâng cao tỷ lệ gỗ xẻ có đường kính ≥15cm đạt 50 đến 60%/ha để cung cấp nguyên liệu gỗ cho chế biến xuất khẩu. Hạn chế trồng rừng kinh doanh nguyên liệu dăm và có quy hoạch quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến dăm gỗ trên địa bàn tỉnh.
Để chủ trương này đi vào cuộc sống một cách kịp thời và ý nghĩa, theo ông Võ Văn Hưng, phải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động các chủ rừng rà soát lại các diện tích rừng trồng có đủ điều kiện chuyển sang trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Đối với các diện tích đã khai thác trồng lại rừng, khuyến khích các chủ rừng sử dụng các loại giống tốt và chọn các biện pháp thâm canh rừng thích hợp, tạo ra các khu rừng gỗ lớn tập trung đạt năng suất, chất lượng cao để cung cấp gỗ xẻ cho công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.
Hiện tại có khoảng trên 50% diện tích rừng do các Cty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã và đang chuyển sang kinh doanh gỗ lớn và khoảng gần 1.500ha rừng trồng của các hộ gia đình đã chuyển đổi. Định hướng đến năm 2020, mỗi năm tỉnh Quảng Trị sẽ cung cấp cho thị trường khoảng từ 300 ngàn m3 gỗ xẻ và đến năm 2025 trên 600 ngàn m3 gỗ xẻ từ rừng gỗ lớn. |
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh
DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...
Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng
DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống
DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...
Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch
DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...
Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...
Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang
DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...