Từ chuyện 'gạo Việt' nghĩ về nông nghiệp hữu cơ

16:06 | 10/12/2018

DNTH: Đọc bài "Mặc áo đẹp" cho gạo Việt, nhà nông chúng tôi rất phấn khởi khi các nhà khoa học và doanh nghiệp đã đồng hành với nông dân "làm đẹp" thêm cho hạt gạo Việt.

Từ chuyện gạo Việt nghĩ về nông nghiệp hữu cơ - Ảnh 1.

Phục tráng lúa Nàng thơm Chợ Đào chất lượng cao tại ấp Cầu Chùa, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước (Long An) - Ảnh: TÚ NGUYÊN

Tuy nhiên, cái gốc vẫn là chuyện người nông dân phải tự thân làm mới cách suy nghĩ, cách làm, nâng chất lượng cây lúa, hạt gạo ngay từ thửa ruộng nhà mình.

Trước tiên, cần hạn chế dùng phân vô cơ (hóa học). Nông dân không ngại bón phân đạm từ 300-350kg/ha thay vì chỉ cần khoảng 240kg/ha là đủ. Cây lúa tốt nhưng không khỏe, kéo theo đó phải sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, bệnh hại phát sinh.

Chi phí sản xuất tăng, sản phẩm có nguy cơ tồn dư độc chất, khó xuất khẩu, giảm lợi nhuận. Sự lạm dụng phân vô cơ đem đến hệ lụy: ô nhiễm môi trường, đất cạn kiệt dưỡng chất, tác động xấu đến chất lượng hạt và năng suất giảm dần về lâu dài.

Tại các hội thảo nông nghiệp, các nhà khoa học cùng nhiều nông dân đã sản xuất lúa chất lượng cao khuyến cáo: mức gieo sạ chỉ nên từ 120-150kg/ha nhưng nhà nông vẫn sạ dày hơn, hi vọng thu hoạch năng suất hơn. Việc này lợi bất cập hại.

Sạ dày, cây lúa dễ mắc bệnh, và lại dùng thuốc, nguy cơ tồn dư độc chất trong gạo, khó cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu gạo chất lượng cao. Và tất nhiên cũng sẽ tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng trong nước. Hóa chất độc hại khó phân hủy sẽ làm hoang hóa đất.

Để có hạt gạo Việt chất lượng cao, giải pháp căn cơ, bền vững, thân thiện với môi trường, người nông dân phải điều chỉnh quán tính canh tác, tiến tới một nền nông xanh mà hướng tiếp cận là xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ.

Trong đó chủ yếu dựa vào sự luân canh, sử dụng phân chuồng đã qua ủ nóng, phân xanh, phân vi sinh và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để canh tác, hạn chế đến mức thấp nhất việc dùng thuốc.

Từ đó sẽ duy trì được độ phì nhiêu của đất, hạn chế dư lượng độc chất, ít gây ô nhiễm nguồn nước, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập trong khi chúng ta có sản phẩm tốt hơn.

Kinh nghiệm bản thân tôi và một số hộ ở ấp Cầu Chùa, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước (Long An) sau năm năm bón hoàn toàn phân hữu cơ cho lúa: lúc đầu năng suất có giảm hơn, thương lái mua với giá "đánh đồng" với lúa bón phân hóa học, có khi còn bị chê hạt lúa không bóng mẩy.

 Nhưng những năm sau đó năng suất tăng dần, phân bón giảm dần, giảm chi phí đầu vào, có tăng thêm thu nhập.

Hiện nay, nhiều hộ nông dân ấp Cầu Chùa toàn sử dụng phân hữu cơ, làm lúa sạch, chất lượng cao do doanh nghiệp địa phương bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường 20%. Giá phân hữu cơ tương đối ổn định và không cao hơn phân hóa học.

Cho dù giá phân bón hóa học có "nhảy múa" theo thị trường, người dùng phân hữu cơ không bị ảnh hưởng nhiều.

Năm 2017, các sản phẩm phân hữu cơ chỉ chiếm 5% so với phân hóa học, tỉ lệ quá ít trong xu hướng tiến tới một nền nông nghiệp hữu cơ và chất lượng cao.

Ngành nông nghiệp nên có nhiều biện pháp vận động, hỗ trợ nông dân sử dụng phân hữu cơ, có cách bao đầu ra sản phẩm giá cao để nông dân hứng thú dùng phân hữu cơ. Cần có biện pháp ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất phân hữu cơ.

Theo tôi, hiện nay các bộ giống mới chất lượng cao hãy còn quá hạn chế. Các nhà khoa học nông nghiệp phải nghiên cứu cho ra ruộng đồng nhiều bộ giống mới chất lượng cao (điển hình như giống ST24 của Anh hùng lao động, tiến sĩ Hồ Quang Cua).

TÚ NGUYÊN (Long An)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN