Nhiệm vụ trọng tâm của ngành thủy sản trong 6 tháng cuối năm 2022

Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển bền vững ngành tôm tại Việt Nam

08:54 | 16/07/2022

DNTH: Theo Tổng cục Thủy sản, kế hoạch trong năm 2022, diện tích nuôi tôm ước đạt 750.000 ha (tôm sú 625.000 ha, tôm thẻ 125.000 ha). Sản lượng tôm các loại khoảng 980 nghìn tấn, trong đó tôm sú 275 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 675 nghìn tấn, còn lại là tôm khác. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD (dự kiến tăng 2,56% so với năm 2021). Đồng thời, để phát triển tốt ngành thuỷ sản 6 tháng cuối năm, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã đưa ra 11 nhiệm vụ trọng tâm mà ngành cần phải thực hiện.

16-27-51_che_bien_tom_o_dbscl_-_nh_le_hong_vu
Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh TL.

Ngày 15/7 tại Bạc Liêu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng Tổng cục Thủy sản và Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức diễn đàn tôm Việt năm 2022 với chủ đề “Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển bền vững ngành tôm tại Việt Nam”.

Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, Tổng cục Thủy sản đã đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị  trường trong nước và quốc tế. Ưu tiên phát triển ngành tôm nước lợ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Trong đó, quan trọng nhất là tổ chức liên kết giữa các địa phương nuôi tôm, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất để vừa phát triển sản xuất nuôi tôm, vừa ứng phó có hiệu quả với dịch Covid - 19.

Bên cạnh đó, xây dựng kịch bản sản xuất tôm nước lợ trong điều kiện Covid - 19, đảm bảo không bị động trước biến động của dịch bệnh. Tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, cụ thể là liên kết dọc và liên kết ngang giữa các cơ sở sản xuất để sản xuất an toàn, hạ giá thành và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm…

Thị trường khó khăn, giá tôm không ổn định

Thông tin tại diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Tấn Cận cho biết: những năm qua, thị trường xuất khẩu của ngành tôm Việt Nam nói chung và của tỉnh Bạc Liêu nói riêng đang gặp nhiều khó khăn so với các nước trong khu vực, giá tôm không ổn định, tình hình thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và nhất là đại dịch Covid - 19 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp, rất lớn đến sản xuất và người nuôi. Ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã đưa ra nhiều giải pháp từ công trình đến phi công trình để khắc phục, chống và thích ứng với tình hình khí hậu như hiện nay.

Đồng thời, đã chủ động với nhiều giải pháp trình diễn, giới thiệu, chuyển giao các ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ mới để người sản xuất được tiếp cận, ứng dụng nhằm giảm giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh và đảm bảo an toàn thực phẩm, từng bước chuyển từ nuôi trồng theo phương thức truyền thống sang công nghiệp hóa, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển cả về sản lượng và nâng cao giá trị con tôm.

Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi tôm thời gian qua vẫn còn nhiều vấn đề bất cập; việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng còn nhiều rủi ro nên chưa khuyến khích được nhiều tổ chức, doanh nghiệp đầu tư; chi phí đầu tư ban đầu lớn; quy mô nuôi của nhiều hộ dân còn manh mún, nhỏ lẻ.

Hệ thống cấp thoát nước, đường điện, giao thông tại một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung chưa được đầu tư đồng bộ; nhận thức, trình độ của người dân không đồng đều cũng là một rào cản trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, ông Lê Tấn Cận đánh giá, ngành tôm vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế. Ảnh: Trọng Linh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Tấn Cận. Ảnh: TL.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu mong muốn, sau diễn đàn này, các đại biểu, đơn vị, doanh nghiệp sẽ có các giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực thủy sản, chia sẻ và cập nhật các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến ứng dụng trong ngành tôm để định hướng phát triển hiện đại hóa, công nghiệp hóa ngành tôm theo hướng tối ưu hóa lợi nhuận và bền vững.

Và đưa ra kiến nghị với các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT có những kiến nghị cụ thể với Chính phủ, bộ, ngành về cơ chế, chính sách phù hợp để định hướng xây dựng phát triển ngành tôm ổn định và bền vững.

Thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển ổn định, bền vững

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hội nghị lần này nhằm truyền tải các chủ trương, định hướng mới về phát triển kinh tế nông nghiệp trong xu thế hội nhập EVFTA, hỗ trợ các giải pháp công nghệ mới, giải quyết những khó khăn và thách thức đặt ra trong sản xuất hiện tại, giúp nông dân tổ chức lại mô hình nuôi tôm nhằm giảm chi phí giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển ổn định, bền vững.

Thứ trưởng đánh giá cao về hiệu quả mang lại của diễn đàn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo bứt phá nền tảng mới trong phát triển kinh tế, nhất là trong sản xuất nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đưa ra 11 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành tôm trong 6 tháng cuối năm. Ảnh: Trọng Linh.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến. Ảnh: TL.

Đồng thời, để phát triển tốt ngành thuỷ sản 6 tháng cuối năm, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã đưa ra 11 nhiệm vụ trọng tâm mà ngành cần phải thực hiện như sau:

Thứ nhất, tiếp tục quan tâm chỉ đạo triển khai cấp mã số cơ sở nuôi tôm phục vụ truy xuất nguồn gốc.

Thứ hai, tổ chức liên kết giữa các địa phương nuôi tôm; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất để vừa phát triển sản xuất nuôi tôm, vừa ứng phó hiệu quả với dịch Covid - 19. Xây dựng kịch bản sản xuất tôm nước lợ trong điều kiện Covid - 19, đảm bảo không bị động trước biến động của dịch bệnh.

Thứ ba, triển khai hiệu quả một số đề án, chương trình đã phê duyệt như kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm Việt Nam đến năm 2030 và đề án phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ tư, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ năm, phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao để giảm lao động trực tiếp, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Thứ sáu, tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi tôm tập trung để kịp thời đưa ra khuyến cáo và cảnh báo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi; thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, đồng thời phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản bền vững.

Thứ bảy, thực hiện tốt quy chế quản lý giống tôm nước lợ năm 2022. Tổng cục Thuỷ sản phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương để quản lý chất lượng tôm giống, thông tin về nguồn gốc, chất lượng và các vấn đề liên quan giữa các địa phương sản xuất tôm giống và địa phương nuôi tôm thương phẩm.

Thứ tám, tiếp tục quản lý chặt chẽ chất lượng tôm giống, vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản. Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất giống, thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản và xử lý nghiêm các vi phạm.

Thứ chín, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, cụ thể là liên kết dọc và liên kết ngang giữa các cơ sở sản xuất để sản xuất an toàn, hạ giá thành và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Thứ mười, tích cực phối hợp xử lý, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật, phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm tôm Việt Nam.

Mười một là tổ chức thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân rộng các mô hình nuôi tôm 2, 3 giai đoạn, nuôi sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi tuần hoàn khép kín, nuôi an toàn sinh học, nuôi công nghệ cao, mô hình tự động hóa trong nuôi tôm, các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả giúp người nuôi, doanh nghiệp chủ động sản xuất hiệu quả.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025

Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm

DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.

Tận dụng lợi thế, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào nông nghiệp công nghệ cao

DNTH: Tây Ninh xác định phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chiến lược và mang tính đột phá, tạo động lực quan trọng để nâng tầm ngành nông nghiệp của tỉnh.

XEM THÊM TIN