Vải thiều được ‘đặc cách’ khi xuất qua cửa khẩu Lào Cai

16:27 | 12/06/2020

DNTH: Cùng nằm trong nhóm mặt hàng nông sản được ưu tiên xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai, nhưng với nhiều đặc thù, nhất là thời điểm thu hoạch chính vụ đang bắt đầu nên mặt hàng quả vải tươi được thêm một số "đặc cách" để rút ngắn thời gian thông quan, duy trì chất lượng hàng hóa tốt nhất.

Quả vải tươi thông quan qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai)

Quả vải tươi thông quan qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai)

Khoảng 1 tháng nay, vải chín sớm từ các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương đã tấp nập theo xe ngược lên Lào Cai xuất qua biên giới. Thống kê của ngành Hải quan Lào Cai cho thấy, đã có khoảng 16.000 tấn vải tươi được xuất khẩu qua Trung Quốc, tổng kim ngạch trên 9 triệu USD. Hiện, bình quân mỗi ngày có khoảng 70 – 80 xe tải lớn nhỏ chở vải được giải quyết thông quan.

Ông Lê Phương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lào Cai cho biết, việc đón quả vải tươi từ miền xuôi lên xuất khẩu đã trở thành truyền thống, luôn được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm đối với các ngành chức năng tại cửa khẩu Lào Cai. Năm nay, dù vẫn phải đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, vẫn phải tạo điều kiện cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác như thanh long, chuối, xoài… nhưng do tính chất đặc thù nên quả vải tươi có thể được xem xét “ưu tiên trong ưu tiên”.

Theo ông Hà Đức Thuận, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Lào Cai, nhằm tạo thuận lợi cho xuất khẩu mặt hàng vải, tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành có bố trí một phương án phân luồng riêng. Theo đó, xe hàng quả vải tươi tới Lào Cai không cần phải xếp hàng ở bãi ngoài chờ điều tiết, mà được đặc cách vào thẳng sân bãi nhà liên ngành tại cửa khẩu để làm thủ tục.

T.H

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN