Vải thiều gắn tem truy xuất nguồn gốc lần đầu tiên sang Pháp

16:32 | 13/06/2021

DNTH: Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) lô hàng gần 1 tấn vải thiều đầu tiên có gắn tem truy xuất nguồn gốc được nhập khẩu chính ngạch vào Paris có ý nghĩa “khai thông” quan trọng cho trái vải nói riêng và nông sản Việt chất lượng cao nói chung.

Sáng 13/6, Bộ Công Thương cho biết, lúc 21h ngày 12/6, lô vải thiều đặc sản Thanh Hà, Hải Dương đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã hạ cánh tại sân bay Charles de Gaulle và được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp.

Đây là lô hàng đã tận dụng được lợi thế về ưu đãi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA).

Lô vải thiều gần 1 tấn có gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 đã tới thị trường Pháp qua đường hàng không. Ảnh: Cục XTTM.
Lô vải thiều gần 1 tấn có gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 đã tới thị trường Pháp qua đường hàng không. Ảnh: Cục XTTM.

Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, hiện chưa nhiều người Pháp biết đến hương vị thơm ngon đặc trưng của trái vải thiều Việt Nam.

Do đó, Cục Xúc tiến thương mại đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Pháp cùng nhiều Thương vụ Việt Nam tại khu vực thị trường EU để thiết kế, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá trái vải cũng như nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm tiềm năng và triển vọng khác của Việt Nam tại EU.

Tổng dung lượng thị trường Châu Âu đối với trái vải nhập khẩu được ước tính vào khoảng 20.000 đến 25.000 tấn mỗi năm. Madagascar là nhà cung cấp vải lớn nhất cho Châu Âu, với nguồn cung các loại trái cây ngoại lai (chủ yếu là vải) là hơn 15.500 tấn, phần lớn dành cho thị trường Pháp. Đây là cơ hội cho trái vải Việt Nam tham gia vào thị trường này.

Ông Vũ Anh Sơn, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài suốt hơn một năm qua và đang diễn tiến phức tạp tại Việt Nam, đơn hàng vải thiều tới từ một đối tác uy tín tại Pháp đã xóa bỏ những nghi ngờ về năng lực cung cấp của Việt Nam, khẳng định thương hiệu, cũng như chất lượng quả vải Việt Nam nói riêng và hàng Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.

Với tem truy xuất nguồn gốc itrace247 của Cục Xúc tiến thương mại, người tiêu dùng tại Pháp không những có thể ngay lập tức tiếp cận với thông tin sơ bộ về nhà xuất khẩu, quy trình chế biến hay các chứng nhận chất lượng của nhà xuất khẩu, mà toàn bộ lịch trình chi tiết từ quá trình nuôi trồng, chăm sóc thu hoạch hay đóng gói đều được hiển thị rõ ràng theo trình tự thời gian.

Vải thiều gắn tem truy xuất nguồn gốc lần đầu tiên sang Pháp
Vải thiều Hải Dương xuất khẩu chính ngạch sang Pháp

Theo ông Vũ Anh Sơn, quá trình phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp của Việt Nam và nhà nhập khẩu Pháp để đưa vải thiều Việt Nam sang Pháp cũng gặp khá nhiều khó khăn.

Do dịch COVID-19, khâu kết nối doanh nghiệp vướng một số vấn đề như không có hàng mẫu để chào hàng tới nhà nhập khẩu, khách hàng Pháp không trực tiếp sang được Việt Nam để kiểm tra vùng trồng và chất lượng quả vải…

"Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực quảng bá, giới thiệu, kết nối bằng phương pháp trực tuyến cũng như uy tín của Thương vụ Việt Nam tại Pháp, trên cơ sở phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại tuyển lựa doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu có năng lực, đơn hàng xuất khẩu trái vải thiều Việt Nam, xuất xứ từ vùng trồng Thanh Hà, tỉnh Hải Dương sẽ có mặt trên kệ hàng của hệ thống siêu thị Á Châu tại Paris", ông Vũ Anh Sơn chia sẻ.

Vải Việt Nam mặc dù vẫn đang được nhập vào Pháp nhưng đều qua các kênh nhập khẩu số lượng nhỏ, nhập khẩu chung với các loại trái cây khác hoặc đưa vào Pháp từ các nước Châu Âu khác có điều kiện nhập khẩu ít ngặt nghèo hơn và gần như chưa được phân phối tại các hệ thống siêu thị lớn tại Pháp.

Trong bối cảnh đó, lô hàng gần 1 tấn vải thiều đầu tiên có gắn tem truy xuất nguồn gốc do Cục Xúc tiến thương mại phát triển được nhập khẩu chính ngạch qua đường hàng không vào Paris có ý nghĩa “khai thông” quan trọng cho trái vải nói riêng và nông sản Việt chất lượng cao nói chung.

Theo lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, dự kiến, trong tháng này, mỗi tuần sẽ có đơn hàng tương tự được nhập khẩu vào Pháp để thăm dò thị trường và hướng tới kế hoạch nhập khẩu hơn 10 tấn qua đường hàng không và đường biển cho năm 2022, nếu như doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể đảm bảo được chất lượng.

Minh Kiệt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt

DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...

Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD

DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn

DNTH: 11 tháng, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt gần 8,5 triệu tấn, các chuyên gia cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt kỷ lục với 9 triệu tấn.

Giá lúa tại Trà Vinh tăng thêm 800 đồng/kg

DNTH: Từ đầu tháng 12/2024 đến nay, giá lúa tươi đầu vụ Thu Đông tại tỉnh Trà Vinh đã tăng thêm bình quân 800 đồng/kg.

Xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng cao kỷ lục

DNTH: Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

DNTH: Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực...

XEM THÊM TIN