Văn Giang, Hưng Yên: Viện cớ xin đất xây chợ để cho thuê đất công?

08:03 | 09/12/2021

DNTH: Thời gian qua người dân tỏ ra bức xúc với cách quản lý đất đai trên địa bàn thôn AB Quán Trạch, xã Liên Nghĩa, Văn Giang, Hưng Yên. Bởi lấy lý do tận dụng đất giếng làng cũ, vốn là khu đất công do UBND xã Liên Nghĩa quản lý, để xây chợ dân sinh phục vụ nhu cầu nhân dân trong thôn, để sau đó mọc lên rất nhiều công trình nhà ở xây kiên cố. Còn tiền thu được thì vào đâu người dân cũng chẳng rõ, cái gọi là chợ làng thì chẳng thấy một bóng người họp chợ.

z3005837407880_cbf105ec7ac4fd14ec6a495ba3a90ee3
Phóng viên đã nhiều lần về liên hệ với lãnh đạo UBND xã Liên Nghĩa nhưng không gặp được. 

Theo ghi nhận của phóng viên, cách đây vài năm, người dân ở thôn AB Quán Trạch có nguyện vọng xây dựng khu chợ làng trên phần đất ở khu giếng làng cũ đã bị bỏ hoang, để tiện cho người dân mua bán hàng hóa nhu yếu phẩm. Được sự đồng ý chủ trương của lãnh đạo xã, ông Hoàng Mạnh Cường, Trưởng thôn AB Quán Trạch, đã đứng ra kêu gọi người dân đóng góp để san lấp mặt bằng khu đất, nhằm xây dựng công trình đáp ứng nguyện vọng của bà con dân thôn.

Thế nhưng, sau khi có mặt bằng, lãnh đạo thôn AB Quán Trạch lại đứng ra phân lô cho thuê, với thời hạn được tiết lộ lên tới 11 năm, và số tiền thu được từ việc phân lô đất cho thuê, đến nay người dân ở thôn AB Quán Trạch chưa bao giờ được biết tới.

Những người được thuê đất phân lô thì lần lượt xây dựng các công trình kiên cố, có hộ thì biến thành nhà ở, còn cái gọi là chợ làng, cho đến nay cũng không thấy có bóng người nào họp chợ đến bán, mua sản phẩm.  

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn L, cho biết: “Khi có chủ trương xây dựng chợ làng để phục vụ nhân dân, thì người dân chúng tôi rất ủng hộ thôi, bởi có được cái chợ cho nhân dân mua bán là rất tiện. Nhưng đến nay thì chẳng thấy chợ đâu, người mua người bán vẫn phải họp ở ngã tư của làng, khiến cho việc lưu thông cũng bị ảnh hưởng, mà còn nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn giao thông nữa”.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 132, Luật đất đai năm 2013 quy định như sau: “Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm.

Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật”.

43759493d5071e594716
     Hàng loạt ngôi nhà ở được xây kiên cố trên đất xây chợ.   

Như vậy, với việc lãnh đạo thôn tự tổ chức phân lô cho thuê đất với thời hạn quá 05 năm, sau đó người thuê đất lại xây dựng công trình nhà ở kiên cố trên các phần đất thuê này là có dấu hiệu trái quy định của luật đất đai năm 2013.

Để làm rõ vụ việc, phóng viên đã về đặt lịch với lãnh đạo UBND xã Liên Nghĩa, tuy nhiên, sau rất nhiều lần liên lạc, thế nhưng không hiểu vì lý do gì ông Lý Văn Tông, Chủ tịch UBND xã Liên nghĩa luôn tìm mọi cách để tránh né làm việc với phóng viên.

Việc quản lý đất đai ở cấp cơ sở luôn là những vấn đề nhạy cảm, dễ nảy sinh kiện cáo, gây mất an ninh trật tự ở địa phương, do vậy, đối với các cơ quản lý ở địa phương luôn phải đòi hỏi sự công tâm, quản lý sát sao, khách quan và minh bạch.

Với những việc làm có dấu hiệu thiếu trách nhiệm, buông lỏng quán lý như những gì đang diễn ra ở cấp lãnh đạo xã Liên Nghĩa, quả là điều khiến dư luận và nhân dân địa phương phải bức xúc.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng ở huyện Văn Giang cần sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm vụ việc trên, cũng cần làm rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, nếu có sai phạm, đối với cán bộ tốt cần biểu dương, động viên. Ngược lại, những cán bộ có dấu hiệu thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý thì cần phải thanh lọc, bài học “Diệt sâu cứu cây” của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn sáng ngời giá trị.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN