Về Bến Tre khám phá làng nghề làm chỉ xơ dừa bên dòng sông Thom

14:58 | 11/05/2020

DNTH: Về với làng chỉ xơ dừa An Thạnh (Bến Tre) bên cạnh dòng sông Thom du khách sẽ được trải nghiệm sự thú vị của người dân nơi đây về cách làm chỉ xơ dừa để sản xuất ra những tấm thảm xơ dừa, túi xơ dừa…đẹp mỹ mãn phục vụ nhu cầu du lịch và cho cuộc sống ngày nay.

Làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh (Mỏ Cày Nam) được UBND tỉnh Bến Tre cấp giấy chứng nhận làng nghề vào năm 2006

Làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh (Mỏ Cày Nam) được UBND tỉnh Bến Tre cấp giấy chứng nhận làng nghề vào năm 2006

 

Từ Thành phố Bến Tre, xuôi theo quốc lộ 60 hướng đi Trà Vinh đến ngã 3 chợ Thom, rẻ vào khoảng chừng 500m, du khách sẽ đến với làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa An Thạnh thuộc huyện Mỏ Cày Nam, cách Thành phố Bến Tre hơn 20km, người ta gọi làng nghề này với cái tên thân thương là làng nghề “chỉ vàng”. Nếu có dịp đến với làng nghề  này du khách mới cảm nhận được sự nhộn nhịp và sôi động, Hầu như làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh hoạt động quanh năm không ngừng nghỉ, một sản phẩm du lịch làng nghề hấp dẫn.

Người dân Bến tre từ lâu đã biết sử dụng, sáng tạo các chế phẩm từ cây dừa như, thân dừa, gáo dừa, lá dừa,…phục vụ vào các nghề thủ công truyền thống, đến xây dựng nhà ở, ẩm thực, các sản phẩm công nghiệp từ cây dừa. dừa được biến hóa ra nhiều sản phẩm rất phong phú và đa dạng.

Có điều đặc biệt, tại làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh là sản xuất ra những sản phẩm từ xơ dừa se lại thành chỉ để xuất khẩu sang các nước. Từ chỉ xơ dừa sản xuất ra nhiều loại khác nhau như chỉ nệm, chỉ xơ cứng, thảm dệt, chiếu thảm, thảm trải sàn…còn phần mùn thì làm đất sạch để trồng cây. Hiện các sản phẩm này đã được xuất khẩu thường xuyên sang các nước Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc…


 Làng nghề làm chỉ xơ dừa An Thạnh bên sông Thơm hiện đang giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động

Làng nghề làm chỉ xơ dừa An Thạnh bên sông Thom hiện đang giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động


Hiện nay, làng nghề này sản xuất các loại chỉ khác nhau như chỉ nệm, chỉ xơ cứng, thảm dệt, chiếu thảm, thảm trải sàn… với hàng ngàn lao động luôn có việc làm quanh năm, thu nhập mỗi người từ 250.000 - 280.000 đồng/ngày tùy thuộc vào công việc đảm nhận.

Dừa trái sau khi được thu mua sẽ được lột vỏ rồi bỏ vào các máy lột để lấy chỉ xơ dừa. Kế tiếp là công đoạn phơi chỉ xơ dưới nắng trời. Vào mùa mưa, việc phơi chỉ rất vất vả vì thời tiết ẩm ướt nên phơi lâu khô. Sau đó, chỉ được đem phân phối cho các đại lý thu mua. Công việc thu mua dừa trái, lột vỏ thường phụ thuộc vào con nước, nước lên ghe thuyền mới dễ cập bến sông. Việc xe tải theo đường bộ đến thu mua tuy có, nhưng ít hơn. Bởi vậy, thời gian làm việc của người lao động cũng không cố định.


Làng nghề truyền thống chỉ xơ dừa An Thạnh thu hút nhiều lao động nông thôn

Làng nghề truyền thống chỉ xơ dừa An Thạnh thu hút nhiều lao động nông thôn


Tuy nhiên, theo lời người dân xung quanh, nhờ làng nghề này mà cuộc sống của nhiều người dân ở đây khấm khá hơn, nhiều hộ gia đình trở nên giàu có và ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa mọc lên. Nghề làm chỉ xơ dừa có từ rất lâu, người dân ở đây thu nhập chủ yếu từ nghề chỉ xơ dừa, nghề chỉ xơ dừa đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đã góp phần trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Đến nay, làng nghề xã An Thạnh có trên 90 cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa lớn, nhỏ nằm rải rác các ấp trong xã. Được biết, mỗi ngày, một cơ sở bình quân sản từ 3-4 tấn chỉ ướt. Những cơ sở lớn có trên 25 công nhân có thể sản xuất số lượng nhiều hơn. Nghề chỉ xơ dừa không chỉ mang thu nhập cao cho chủ cơ sở mà còn cho cả người lao động do nhu cầu xuất khẩu về mặt hàng này ngày càng nhiều. Nhìn chung, làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh không chỉ tạo thu nhập và việc làm ổn định cho người lao động trong và ngoài xã mà còn mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao sự phát triển kinh tế -  xã hội cho địa phương.

Mỗi một làng nghề là một nét đẹp văn hóa của địa phương, bản sắc văn hóa vùng miền. Một điều chắc chắn là ngành du lịch càng phát triển thì càng tạo thêm cơ hội đầu tư cho các làng nghề, tạo việc làm cho người dân, tạo cơ hội xuất khẩu sản phẩm truyền thống, tạo cơ hội giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa của khách du lịch nước ngoài. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ, kích thích phát triển hạ tầng thông qua hoạt động du lịch, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống quý báu của làng nghề.

Lê Thoa (THSP t/h)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN