Vì sao, hơn 10 năm, Chương Mỹ vẫn chưa thực hiện xong việc xóa sổ lò gạch thủ công?

12:07 | 29/05/2023

DNTH: Hiện tại trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội có 4 xã và 8 lò gạch. Theo báo cáo số 303/BC-UBND thì đã ngừng hoạt động nhưng trên thực tế thì các lò gạch vẫn hoạt động bình thường như lò của Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh và thương mại Chất lượng, Công ty TNHH Hợp Lực, Công ty cổ phần Kim Khí Hồng Hà, Công ty TNHH Đại Yên .....

Báo cáo và thực tế tỷ lệ nghịch với nhau?

Thực hiện văn bản số 1955/SKD – KTXD ngày 25/03/2022 của Sở Xây dựng Hà Nội về việc đôn đốc và rà soát tình hình chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công cải tiến có hệ thống xử lý khói thải, lò, vòng sử dựng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn, UNBD huyện Chương Mỹ có Báo cáo số 303/ BC-UBND, ngày 17/05/2022 “Báo cáo về thực trạng hoạt động sản xuất gạch nung theo công nghệ hoffman trên địa bàn huyện Chương Mỹ”.

Theo báo cáo thì, thực trạng các lò đều ngừng hoạt động nhưng trên thực tế tính đến thời điểm hiện tại, sau 1 năm báo cáo được ban hành thì các doanh nghiệp sản xuất gạch vẫn hoạt động bình thường, không có dấu hiệu là tạm ngừng hoạt động hay đình chỉ. Các doanh nghiệp sản xuất vẫn thu mua nguyên liệu, công nhân và máy móc vẫn hoạt động, hàng ngày xuất xưởng gạch số lượng lớn và cũng theo báo cáo sản lượng của mỗi doanh nghiệp từ 2 tới 8 triệu viên gạch/ năm.

                          Lò gạch vẫn hoạt động hiên ngang tại Huyện Chương Mỹ 

Ghi nhận của phóng viên ở các lò gạch tại xã Đại Yên, Ngọc Hòa, Hoàng Văn Thụ, Đông Phương Yên  trên địa bàn huyện Chương Mỹ, hàng ngày vẫn đốt lò đỏ lửa làm ô nhiễm không khí, công tác vận chuyển hàng ngày diễn ra làm cho hạ tầng giao thông liên thôn tại các xã xuống cấp trầm trọng, bụi phủ đầy cây cối và đồng ruộng, ảnh hưởng trực tới môi trường sống và sinh hoạt của người dân.

Bà Lê Thị Nga, người dân xã Đại Yên cho biết: “Mỗi khi đi làm đồng cạnh lò gạch đang đốt, nói thật là tôi không thể thở được, đường xá thì xuống cấp, ngày nắng thì không sao, ngày mưa thì lầy lội bẩn vì bùn đất, nên tôi chỉ mong sao di chuyển lò gạch hoặc phải chấm dứt ngay hoạt động các lò gạch, vì chúng tôi phải hít thở không khí rất khó chịu dù nhà tôi ở cách đây 500m”.

Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Tiến Hoàng, Chủ tịch xã Đại Yên chi sẻ: “Có những lúc, chính quyền đã sử dụng biện pháp tiến hành cắt điện, cho tận dụng thu hồi vốn còn lại của doanh nghiệp…. Chúng tôi cũng liên tục đôn đôc yêu cầu sớm chất dứt trong thời gian sớm vì bản thân chính quyền xã cũng chỉ có nhiệm vụ với doanh nghiệp trên địa bàn bằng những hình thức trên”.

Hệ lụy

Theo các chuyên gia môi trường, hệ lụy tới môi trường từ lò gạch thủ công rất lớn và vô cùng nghiêm trọng, việc sử dụng than, củi để đốt lò sẽ thải ra môi trường hàng loạt khí độc hại, rất nguy hiểm cho sức khỏe, môi trường sống như: Lưu huỳnh đioxit (SO2), lưu huỳnh trioxit (SO3), cacbon đioxit (CO2), cacbon monoxit (CO), nitơ oxit (NOx). Ngoài ra, đốt lò gạch cũng tạo ra những hợp chất hữu cơ độc hại khác, có khả năng gây tử vong như: Metan (CH4), benzen và các hợp chất hữu cơ nhân thơm rất độc hại và có khả năng gây ung thư...

            Lò gạch gây ô nhiễm môi trường, hạ tầng giao thông ảnh hưởng 
            Lò gạch gây ô nhiễm môi trường, hạ tầng giao thông ảnh hưởng 

Ông Nguyễn Văn Trung, xã Đông Phương Yên chia sẻ với phóng viên: “Gần 20 năm qua, tôi phải sống chung với khói bụi từ các lò gạch xung quanh. Tôi thấy hầu hết cây cối, hoa màu của người dân trong vùng đều bị táp đầu phủ bụi, nhà cửa cũng vậy, cho nên việc ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe là không tránh khỏi. Gần đây tôi hay bị đau đầu, chóng mặt khi hít phải khói lò nên cảm nhận thấy ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của cá nhân, người thân và mọi người xung quanh nên cần phải có biện pháp triệt để giải quyết lò gạch theo quyết định của TP. Hà Nội.”

Với những hệ lụy nghiêm trọng như vậy, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân và sức khỏe, hiện tại ở các xã có lò gạch hoạt động, số người mắc bệnh đường hô hấp ngày càng gia tăng. Câu chuyện xóa sổ lò gạch tại sao hơn 10 năm mà vẫn chưa giải quyết được triệt để tại huyện Chương Mỹ, gây bức xúc cho dư luận và người dân?

Thực tế, các quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội đã dần dần và chấm dứt việc dừng đốt lò theo Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010. Theo đó, việc sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công ở ven các đô thị sẽ phải kết thúc trước năm 2005, các vùng khác trước năm 2010.

Quyết định của thành phố chỉ có hiệu lực trên giấy với lò gạch của Chương Mỹ

Phóng viên Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn đã đặt lịch làm việc tại UBND huyện Chương Mỹ. Thế nhưng, cứ khi phóng viên giục thì mới thấy các bộ phận hỏi nhau, khi nào, chuyển đi bộ phận nào trả lời. Khi thời hạn của giấy giới thiệu sắp hết thì phóng viên nhận được thông báo, lãnh đạo huyện giao cho Phòng Quản lý đô thị làm việc với phóng viên. Phóng viên lại “rất vất vả” mới biết được người làm việc với mình là ông Nguyễn Huy Tuấn, Phó phòng. Và, phóng viên phải tiến hành rất nhiều cuộc điện thoại thì mới gặp được ông Nguyễn Huy Tuấn để trao đổi công việc.

Thiết kế chưa có tên
        Báo cáo số 303/BC - UBND Huyện Chương Mỹ hoàn toàn trái với thực tế 

Khi được đề cập đến vấn đề tại sao công tác quản lý của chính quyền huyện Chương Mỹ liên quan đến lò gạch vẫn chỉ dừng lại ở trên công văn, quyết định của thành phố thì  ông Tuấn giải thích: “ Trong thời gian vừa qua, có 2 cái lò đã dừng hoạt động và một số lò tái hoạt động. Chúng tôi cũng có nhiều văn bản nghiêm cấm nhập nguyên vật liệu, yêu cầu các lò cam kết không nhập nguyên vật liệu, cấm xe ra vào, có những phương án cắt điện. Chúng tôi đã kiểm tra và tham mưu cho huyện”.

Phóng viên đề nghị với ông Nguyễn Huy Tuấn chụp lại các văn bản nghiêm cấm, tham mưu… của phòng cho huyện thì ông Tuấn không đưa ra.

Phóng viên Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn sẽ trở lại vấn đề trên trong các bài viết tiếp theo.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hiệu quả từ mô hình làng nghề kêt hợp làm du lịch tại Quảng Phú Cầu (Hà Nội)

DNTH: Xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có truyền thống làm tăm hương,đang là điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến. Tham quan tại làng, du khách không chỉ có bộ ảnh check-in đẹp, mà còn được tìm...

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

XEM THÊM TIN