Vì sao Quảng Nam kêu gọi 'giải cứu' dưa hấu?

10:15 | 13/05/2018

DNTH: Nông dân trồng dưa tự phát, thị trường xuất bán chủ yếu là Trung Quốc qua đường tiểu gạch nên địa phương không thể dự báo, dẫn đến ứ đọng.

Lãnh đạo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam vừa viết thư gửi đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, kêu gọi mua dưa hấu ủng hộ nông dân.

Theo đó, những ngày gần đây, giá dưa hấu tại Quảng Nam giảm mạnh, thậm chí chỉ còn 1.000 đồng mỗi kg khi đang vào vụ thu hoạch, khiến nông dân thua lỗ nặng.

Nông dân trồng tự phát, phụ thuộc thị trường Trung Quốc

Giải thích về tình trạng trên, ông Lê Muộn - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết, dưa hấu trên địa bàn chủ yếu xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Với phương thức buôn bán này, ngành chức năng không tính toán được nhu cầu phía Trung Quốc, không biết trước họ sẽ thu mua bao nhiêu dưa mỗi mùa nên việc quy hoạch vùng sản xuất và dự báo rất khó.

Ngoài ra, ông Muộn cho biết một lý do khác khiến năm nay Quảng Nam phải "giải cứu" dưa hấu là, mọi năm người dân tính toán vụ dưa sẽ bán hết trong tháng 4, nhưng năm nay đầu vụ sản xuất trời mưa, đất ướt nên một số diện tích bị trễ vụ, khiến việc thu hoạch dưa muộn ảnh hưởng đến đầu ra.

"Để giải quyết việc được mùa mất giá, tại huyện Phú Ninh mấy năm trước đã hình thành mô hình sản xuất dưa VietGap, Sở Nông nghiệp mời các doanh nghiệp, siêu thị, chợ đầu mối đến làm việc, bàn tiêu thụ dưa cho nông dân. Tuy nhiên không có doanh nghiệp nào ký kết bao tiêu, còn siêu thị, chợ đầu mối chỉ thu mua rất ít", ông Muộn nói.

Ông Võ Thanh Anh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Ninh - trung tâm dưa hấu của Quảng Nam - cho biết, dựa vào lượng tiêu thụ các năm, huyện bố trí vùng sản xuất dưa hấu 400 ha. Tuy nhiên năm nay, thấy dưa bán được giá nên người dân trồng tự phát thêm 90 ha. 

“Toàn huyện có 490 ha, sản lượng ước đạt hơn 12.000 ngàn tấn. Đầu vụ, hơn 2/3 diện tích dưa đã thu hoạch được nông dân bán với giá 4.000-6.000 ngàn đồng một kg; 1/3 diện tích dưa còn lại, sản lượng ước chừng 3.000 tấn thì giá thấp hơn”, ông Anh thông tin.

Ảnh: Đắc Thành.

Chị Trần Quỳnh Diễm thuê 11 sào trồng dưa đến kỳ thu hoạch nhưng không có người mua. Ảnh: Đắc Thành.

Nhiều nông dân nguy cơ trắng tay

Chị Trần Quỳnh Diễm, quê xã Tam Phước (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) ra vùng đất xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình cách nhà 40 km thuê đất trồng dưa hấu. Chị thuê 11 sào với giá 400.000 đồng trong một vụ. Sau 3 tháng cày đất, xuống giống dưa Hắc Mỹ Nhân, thu hoạch đạt năng suất 1,7 tấn mỗi sào.

"Tôi đầu tư vụ dưa hết 60 triệu đồng tiền thuê đất, phân bón, công người chăm sóc, nước tưới… Hiện dưa chín ngoài ruộng, gia đình gọi cho thương lái khắp nơi nhưng không có người mua. Mưa đổ xuống nên ruộng dưa bắt đầu bị hư hỏng", chị Diễm nói.

Theo chị Diễm, mỗi năm nông dân Quảng Nam chỉ trồng một vụ dưa từ tháng một đến tháng 3 âm lịch, dưa chín thì chờ thương lái thu mua bán sang Trung Quốc. Do thị trường Trung Quốc đòi hỏi mua dưa quả to nên các hộ dân phải trồng dưa theo tiêu chuẩn sao cho mỗi quả đạt trọng lượng trên 4kg, loại dưa này đòi hỏi mức đầu tư ban đầu nhiều hơn trồng dưa thông thường.

Khi được hỏi vì sao trồng dưa tự phát mà không tìm hiểu các cơ quan chức năng địa phương về dự báo, quy hoạch, chị Diễm nói, "dưa hấu bán được giá, đem lại lợi nhuận lớn hơn các cây trồng khác nên chúng tôi cố gắng mở rộng diện tích". 

Cùng cảnh ngộ, tại cánh đồng chị Diễm thuê đất trồng dưa có 5 hộ dân khác, mỗi hộ thuê 10 sào, dựng lán trại ăn ở tại chỗ và hình thành một làng “du mục” trồng dưa hấu. Các hộ dân này tính toán đơn giản, năm trước giá bán dưa hấu là 8.000 đồng một kg, so với mức đầu tư thì có lãi, không ngờ năm nay dưa rớt giá, không có người thu mua.

Ảnh: Đắc Thành.

Nông dân cắt dưa bán lẻ nhưng lượng tiêu thụ rất ít nên bỏ tại ruộng. Ảnh: Đắc Thành.

Tại huyện Phú Ninh, hàng trăm hộ nông dân cũng rơi vào cảnh dưa đến kỳ thu hoạch nhưng không có người mua. Bạt ngàn những quả dưa nằm lăn lóc ngoài ruộng.

Anh Nguyễn Văn Khánh, xã Tam Phước cho biết, dưa hấu dễ trồng, lợi nhuận lớn hơn trồng lúa; trồng một sào dưa năng suất 2 tấn, giá bán 8.000 đồng một kg, thu về 16 triệu đồng. Trừ tiền đầu tư hết 3 triệu, lãi 13 triệu trong hơn 2 tháng chăm sóc. Có vụ giá bán 10.000 - 12.000 đồng thì thu nhập còn lớn hơn nên diện tích dưa trên địa bàn cứ "nở" dần ra trong khoảng 10 năm nay.

"Chúng tôi cứ trồng và cuối vụ chờ thương lái đến mua, mong giá cao chứ không biết trước như thế nào", anh Khánh nói.

Một thương lái cho biết, đầu vụ 2018 họ thu mua 6.000 đồng một kg, từ đầu tháng 5 thì phía Trung Quốc nhập dưa chậm lại nên họ phải ngừng thu mua. “Năm nay ở Trung Quốc thời tiết nắng ấm, họ trồng dưa được mùa và đang thu hoạch nên nhu cầu nhập dưa không lớn”, thương lái nói và cho biết thêm, dưa hấu thu mua ở Quảng Nam chủ yếu bán sang Trung Quốc, tiêu thụ ở thị trường nội địa rất ít.

Ảnh: Đắc Thành.

Dưa chín gặp mưa bị hư hỏng tại ruộng. Ảnh: Đắc Thành.

Để giải quyết tình trạng trên, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Lê Muộn cho biết trước mắt tỉnh vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn tiêu thụ dưa cho nông dân.

"Về lâu dài không thể giải cứu mãi, nên chúng tôi mong muốn có ký kết hợp tác tiêu thụ dưa hấu giữa Việt Nam và Trung Quốc bằng con đường chính ngạch. Lúc đó có số lượng cụ thể thì tỉnh mới đưa ra dự báo, quy hoạch sản xuất, truy xuất nguồn gốc, khuyến cao người nông dân", ông Muộn nói.

Theo Sở Nông nghiệp Quảng Nam hiện lượng dưa hấu còn tồn đọng trong dân khoảng 55 ha, với sản lượng 1.300 tấn, tập trung chủ yếu ở xã Tam Lộc, Tam Vinh, Tam Phước... của huyện Phú Ninh. 

 

 

Đắc Thành

VNE

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững

DNTH: Kết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp...

Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang

Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển...

Mưa trái mùa, người dân lo mất Tết

DNTH: Mưa trái mùa kéo dài khiến cho người dân chuẩn bị sản vật phục vụ Tết lo lắng. Họ hi vọng những ngày tới, trời nắng sẽ làm lại từ đầu.

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

XEM THÊM TIN