Việt Nam có 4 lô ớt và tôm xuất khẩu sang Úc bị dính chất cấm

19:36 | 07/08/2019

DNTH: Do phát hiện 4 lô tôm và ớt từ Việt Nam có nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng nên Úc sẽ kiểm tra 100% các lô hàng nhập khẩu cùng loại sau đó.

Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 6 vừa qua, Bộ Nông nghiệp Úc đã phát hiện 32 lô hàng thực phẩm nhập khẩu có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng. Các mặt hàng bị phát hiện gồm: bột ớt, ớt, sô-cô-la, tôm, sắn lát, tảo, trứng cá, vải thiều, nhãn đông lạnh, bánh quy trà, bánh kẹo,… từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ấn Độ là nước có nhiều lô hàng vi phạm nhất (8 lô), tiếp theo là Trung Quốc (6 lô), Việt Nam (4 lô); Pháp, Nhật Bản cũng có trong danh sách "đen" với 1 lô vi phạm.

Cụ thể, ở nhóm chỉ tiêu về vi sinh và chất gây dị ứng, có 8 lô hàng vi phạm, trong đó, Việt Nam có 2 lô tôm nấu chín đông lạnh. Ở nhóm kiểm tra ngẫu nhiên, có 18 lô hàng vi phạm, trong đó Việt Nam có 2 lô (ớt xanh và ớt đỏ) bị nhiễm các chỉ tiêu về thuốc bảo vệ thực vật (Chlorpyrifos, Difenoconazole, Propiconazole,…). Riêng nhóm chỉ tiêu kiểm tra hóa chất, chất gây ô nhiễm và độc tố, Việt Nam không có trong danh sách 6 lô vi phạm bị Úc phát hiện.

Những lô hàng này không được phép bán tại Úc và nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc. Ngoài ra, Úc còn áp dụng biện pháp kiểm tra 100% các lô hàng tiếp theo cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.

Việt Nam có 4 lô ớt và tôm xuất khẩu sang Úc bị dính chất cấm - Ảnh 1.

Ớt đỏ, ớt xanh và tôm nấu chín đông lạnh của Việt Nam sẽ bị Úc kiểm tra 100% do phát hiện lô hàng vi phạm trong tháng 6-2019

Trước đó, vào tháng 4, Úc cũng công bố danh sách 26 lô hàng thực phẩm nhập khẩu vi phạm quy định an toàn thực phẩm nước này; các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam trong thời gian này đều đạt yêu cầu nên không có tên trong danh sách này.

Theo Ngọc Ánh/Người lao động

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN