Thứ bảy, 30/09/2023, 23:50

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt

Việt Nam thúc đẩy phát triển cà phê bền vững

Hiện nay, Việt Nam là nước sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 trên thế giới và đang hướng đến mục tiêu kim ngạch xuất khẩu khoảng 6 tỷ USD vào năm 2030.

Ảnh minh họa - Internet 

Tại TP Hồ Chí Minh, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng giá năm 2019 để tìm ra giải pháp phát triển bền vững ngành cà phê.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến năm 2018, diện tích cà phê Việt Nam đạt 645.217 ha, năng suất 2,7 tấn/ha, tổng sản lượng 1,6 triệu tấn năm, trong đó cà phê vối chiếm 96%. Cả nước có 5 vùng sản xuất chính cà phê là: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước, với diện tích 577.000 ha (chiếm 89%). Gần đây, Tây Nguyên nói riêng và các vùng sản xuất cà phê của Việt Nam cũng đang đối mặt với khó khăn do biến đổi khí hậu, lượng mưa thấp, tần suất ít, gây thiếu nước ảnh hưởng đến sản xuất, trồng trọt cà phê.
Trước những khó khăn, bất cập mà ngành cà phê đang gặp phải, nhiều chuyên gia bày tỏ  lo ngại về việc người nông dân sẽ bỏ cây cà phê để trồng các loại cây khác. Ông Lê Văn Đức -Phó Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, tại Việt Nam việc sản xuất, chế biến và thương mại cà phê vẫn đang tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ lớn, thâm canh chưa bền vững, các điều kiện sơ chế, bảo quản, tạm trữ cà phê còn hạn chế, thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân đang khiến giá trị chuỗi sản xuất hàng hóa chưa cao. Gần đây cà phê rớt giá khiến người nông dân bị ảnh hưởng. Đặc biệt, do chưa có chiến lược toàn diện trong thúc đẩy xuất khẩu, nên cà phê Việt Nam chưa phát huy được các lợi thế riêng để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Đưa ra giải pháp về vấn đề này theo ông Đức "Để phát triển bền vững, ngành cà phê Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào các vùng nguyên liệu, các công ty trồng và sản xuất cà phê đảm bảo chất lượng hạt cà phê từ nông trại đến người tiêu dùng; xây dựng các tiêu chuẩn về cà phê bền vững, cà phê chứng nhận, đáp ứng nhu cầu, điều kiện kỹ thuật của người mua; hỗ trợ nông dân về vốn để họ yên tâm trồng trọt…”.
Ông Gerardo Patacconi - Trưởng ban điều hành Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) cũng đưa ra một số tín hiệu lạc quan cho ngành cà phê trong thời gian tới. Theo đó, trong niên vụ 2019/2020, sản lượng cà phê toàn cầu dự báo sẽ giảm do cường quốc sản xuất cà phê Brazil đang trong chu kỳ giảm của chu kỳ sản xuất cà phê 2 năm một lần. Nguyên nhân do thời gian qua giá liên tục giảm khiến cho người nông dân Brazil giảm đầu tư cho sản xuất cà phê. Trong khi đó, tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tăng lên khiến cho toàn cầu có khả năng sẽ thiếu hụt 0,5 triệu bao cà phê. Các yếu tố này có thể sẽ hỗ trợ cho giá cà phê trong niên vụ tới.
Phát biểu tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đề xuất các doanh nghiệp sản xuất cần quan tâm các giải pháp như: đẩy mạnh công tác tái canh cà phê, hỗ trợ đầu tư tín dụng và cho vay chương trình tái canh cà phê cho người trồng trọt, liên kết chuỗi giá trị cà phê để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, chuyển đổi giống, mùa vụ để sản xuất ra loại cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Nam Sơn

https://vietnamhoinhap.vn/article/viet-nam-thuc-day-phat-trien-ca-phe-ben-vung---n-25030

Cùng chuyên mục

10 năm nông thôn mới huyện Vị Thủy

10 năm nông thôn mới huyện Vị Thủy

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), đời sống của người dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) ngày càng được nâng cao, nông thôn đổi mới.
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại

Vĩnh Phúc: Thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại

Để xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người nông dân đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước đưa nông nghiệp phát triển quy mô lớn, mang lại giá trị kinh tế cao.
Nông sản đi Trung Quốc: Từ vườn đến biên giới - Đường dài khổ ải

Nông sản đi Trung Quốc: Từ vườn đến biên giới - Đường dài khổ ải

Mặc dù đã có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, nhưng hành trình nông sản Việt từ vườn đến thị trường Trung Quốc vẫn gặp vô số những rào cản, không khác gì một cuộc chiến.
Công nhận huyện NTM Quốc Oai: Hiệu quả sau những bước đi bài bản

Công nhận huyện NTM Quốc Oai: Hiệu quả sau những bước đi bài bản

Sau gần 10 năm nỗ lực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Quốc Oai (Hà Nội) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện NTM năm 2018. Phát huy kết quả này, huyện tiếp tục tập trung duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu mỗi năm có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
OCOP là một chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm

OCOP là một chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm

Sáng 23/3, Hội nghị tổng kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 diễn ra tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chủ trì hội nghị.
ĐBSCL: Chuyển đổi 50.000 ha đất trồng lúa sang loại cây trồng phù hợp

ĐBSCL: Chuyển đổi 50.000 ha đất trồng lúa sang loại cây trồng phù hợp

Để đối phó với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động khuyến cáo chuyển đổi 50.000ha diện tích trồng lúa vụ đông xuân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sang giống cây trồng phù hợp hơn.
10 dự án trọng tâm Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025

10 dự án trọng tâm Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -...

DNTH: Đây là 10 dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025.
Diện mạo nông thôn Hải Dương ngày một khang trang

Diện mạo nông thôn Hải Dương ngày một khang trang

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương tình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Hải Dương có 190 xã, 3 huyện đạt chuẩn NTM.