Việt Nam trúng gói thầu 60.000 tấn gạo xuất đi Philippines
15:04 | 10/06/2020
DNTH: Philippines đã chính thức mở gói thầu 300.000 tấn gạo loại 25% tấm theo phương thức hợp đồng Chính phủ (G2G), theo đó, Việt Nam bỏ thầu 60.000 tấn với giá 497,3 đô la Mỹ/tấn.
Trong phiên đấu thầu liên chính phủ (G2G) trực tuyến ngày 9/6, các công ty từ bốn nước châu Á là Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ đã bày tỏ mong muốn cung cấp khoảng 300.000 tấn gạo cho Philippines, theo một chương trình ký kết cung ứng gạo G2G được triển khai lần đầu tiên sau khi Philippines thực hiện chính sách tự do hóa ngành lúa gạo.
Tại phiên đấu thầu trên, các doanh nghiệp từ bốn quốc gia châu Á này đã đưa ra các gói thầu cung cấp loại gạo 25% tấm, với mức giá tham khảo là 497,62 USD/tấn khi cập bến tại các cảng Manila, Cebu, Tacloban, Zamboanga và Davao.
Dự kiến, 150.000 tấn đầu tiên sẽ được giao trước ngày 14/7, số còn lại sẽ được giao trước ngày 14/8. Chính phủ Philippines sẽ chuyển cho Tập đoàn Thương mại Quốc tế Philippines (PITC) khoản tiền trị giá 7,45 tỷ peso (149 triệu USD) để mua lượng gạo trên.
Việt Nam trúng thầu 60.000 tấn gạo bán cho Philippines
Tuy nhiên, tham dự cuộc đấu thầu nêu trên của Philippines, chỉ có 189.000 tấn được các quốc gia tham dự bỏ thầu với mức giá đáp ứng được mức ngân sách do Philippines đưa ra; hay nói cách khác chỉ có 189.000 tấn trúng thầu trong phiên mở thầu.
Theo đó, Việt Nam bỏ thầu 60.000 tấn với giá 497,3 đô la Mỹ/tấn, trong đó, có 45.000 tấn giao ở cảng Manila và 15.000 tấn giao hàng ở cảng Davao.
Trong khi đó, Ấn Độ trúng thầu số lượng nhiều nhất, với 96.000 tấn, bao gồm 42.000 tấn với giá 484,7 đô la Mỹ/tấn, giao ở cảng Cebu; 7.500 tấn với giá 485,7 đô la Mỹ/tấn, giao ở cảng Tacloban; 24.000 tấn với giá 484,7 đô la Mỹ/tấn, giao ở cảng Zamboanga và 22.500 tấn với giá 485,7 đô la Mỹ/tấn, giao ở cảng Davao.
Còn Myanmar trúng thầu bán 33.000 tấn với mức giá 489,3 đô la Mỹ/tấn, giao ở cảng Manila. Trong khi đó, mức giá được Thái Lan bỏ thầu vượt quá mức ngân sách do Philippines đưa ra nên đã bị loại.
Như vậy, tổng khối lượng trúng thầu trong phiên mở thầu G2G diễn ra hôm 8-6 của Philippines là 189.000 tấn, tức vẫn còn 111.000 tấn so với kế hoạch (300.000 tấn) vẫn chưa mua được.
Dự kiến, Chính phủ Philippines sẽ có cuộc họp xem xét, đánh giá và công bố kết quả cuối cùng đến các nước trong thời gian sớm nhất có thể. Khối lượng gạo còn lại có thể Chính phủ Philippines sẽ mở thầu tiếp tục để nước này có đủ khối lượng 300.000 tấn gạo.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2020, Philippines sẽ tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới mặc dù nước này có xu hướng giảm nhập khẩu loại lương thực này.
Năm 2019, trong bối cảnh mở cửa tự do hóa ngành gạo, Philippines đã nhập khẩu gạo đạt mức cao kỷ lục là 2,9 triệu tấn gạo. Lượng gạo nhập khẩu vào Philippines đã tăng gần gấp bốn lần trong vòng ba năm qua và chiếm khoảng 7% tổng lượng gạo nhập khẩu trên toàn thế giới.
Do nguồn cung nội địa của Philippines dồi dào cùng với những cải thiện trong năng suất lúa gạo trong nước nên năm 2020 Philippines đưa dự kiến sẽ nhập khoảng 2,5 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính phủ Philippines có thể sẽ nâng mức nhập khẩu gạo lên bằng với năm 2019.
Trong tháng 5/2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt 789.000 tấn, trị giá 415 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2020 đạt gần 2,9 triệu tấn, tương đương 1,41 tỷ USD, tăng hơn 5% về khối lượng và tăng gần 19% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu từ 6,5 - 7 triệu tấn gạo trong năm 2020, cao hơn năm ngoái. Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm với 40,5% thị phần, khối lượng đạt 902.100 tấn và giá trị là 401,3 triệu USD, tăng 11,4% về khối lượng và tăng 26% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Yên Thư
THSP

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng
DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha
DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...