Vinamilk tiên phong xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế

10:18 | 20/08/2019

DNTH: Công ty CP sữa Việt Nam vừa tham gia ký thỏa thuận hợp tác “Xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh giai đoạn từ năm 2019 - 2022” cùng với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - Cục Thú y, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) Tỉnh Tây Ninh…

Lãnh đạo Cục Thú y, Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh và Công ty Vinamilk ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa an toàn (giai đoạn 2019 - 2022).

Sự hợp tác này hướng đến mục tiêu xây dựng thành công vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cũng như đáp ứng các yêu cầu của các nước nhập khẩu. Từ đó, bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và đáp ứng yêu cầu của quốc tế về xuất khẩu.

Dự kiến, đến tháng 12/2022 sẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị OIE đánh giá, công nhận vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh cho huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Khi được xây dựng thành công, đây sẽ là hình mẫu để tiếp tục nhân rộng trên địa bàn tỉnh và nghiên cứu xây dựng đối với các địa phương có ngành chăn nuôi bò sữa.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y và đoàn công tác tham quan “Resort” bò sữa đạt chuẩn Global G.A.P của Vinamilk tại Tây Ninh.

Ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y Tây Ninh phát biểu: “Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với đàn bò sữa để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam sang các nước là rất quan trọng. Việc xây dựng thành công vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh theo đề án này sẽ tạo tiền đề cho địa phương tiếp tục xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn, không chỉ cho đàn bò sữa mà còn các loại gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đồng thời, xây dựng ý thức của người chăn nuôi, cơ quan chuyên môn để thúc đẩy xây dựng thêm nhiều cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh trên cả nước, tiến tới đề xuất với Tổ chức Thú y Thế giới công nhận. Cụ thể, trong quá trình xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, Cục Thú y sẽ đóng vai trò là cơ quan quản lý, đưa ra các hướng dẫn cụ thể về việc thiết kế và thực hiện các quy trình an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh, quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc theo đúng tiêu chuẩn của OIE, yêu cầu của Châu Âu và các nước khác…”.

Về phía tỉnh Tây Ninh, Sở NN&PTNT sẽ chịu trách nhiệm tham mưu để UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp tổ chức xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên gia súc. Đồng thời, triển khai các công tác kiểm tra, giám sát, củng cố mạng lưới thú y cơ sở nhằm thực hiện giám sát, phòng chống dịch bệnh; Hỗ trợ việc tiêm phòng và công tác giám sát phòng chống dịch bệnh; Tổ chức thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi trong vùng về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật nói chung, nhất là các bệnh trên bò sữa…

Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Phùng Đức Tiến trao đổi với nhân viên tại phòng điều khiển về các hệ thống phần mềm quản lý trang trại.

Vinamilk hiện có hệ thống 12 trang trại bò sữa công nghệ cao trên cả nước và tất cả đều đạt chứng nhận là các cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Bộ NN & PTNT. Với vai trò là doanh nghiệp tiên phong trong phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại Việt Nam, cùng kinh nghiệm và nguồn lực về con người, công nghệ…, Vinamilk sẽ phối hợp cùng địa phương trong các công tác chuyên môn và hướng dẫn hộ chăn nuôi, từng bước xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh xung quanh trang trại được OIE công nhận. 

Trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Vinamilk hiện có 01 trang trại bò sữa theo chuẩn Global G.A.P có quy mô lên đến 8.000 con bò, bê sữa, được ứng dụng công nghệ 4.0 hiện đại. Bên cạnh việc ký hợp đồng thu mua bắp, cỏ làm thức ăn cho bò, thu mua sữa từ các nông hộ hợp tác, Vinamilk đã tích cực phối hợp với các hộ dân chăn nuôi bò sữa có hợp tác với Công ty để thực hiện công tác đảm bảo về an toàn dịch bệnh. Đây là tiền đề thuận lợi để nhân rộng ra các vùng đệm lân cận và hướng đến xây dựng vùng an toàn dịch bệnh tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. 

“Vinamilk sẽ tích cực phối hợp với địa phương và cơ quan nhà nước trong việc xây dựng vùng nguyên liệu an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế để không chỉ phục vụ người tiêu dùng trong nước mà còn đẩy mạnh việc đưa sản phẩm sữa xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Vinamilk xác định việc xây dựng vùng đệm xung quanh đạt an toàn dịch bệnh cũng là rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm các loại mầm bệnh từ bên ngoài vào bên trong trang trại và chuỗi sản xuất của Công ty. Vì vậy, có thể nói các vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh được xây dựng và công nhận sẽ mang đến lợi ích chung cho tất cả các bên, hướng đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam.” 

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Giám đốc Điều hành Nghiên cứu & Phát triển của Vinamilk

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN & PTNT phát biểu chỉ đạo trong Lễ ký hợp tác.

Trong chương trình làm việc tại tỉnh Tây Ninh, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Phùng Đức Tiến, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông và đoàn công tác của Bộ NN & PTNT, Sở NN & PTNT tỉnh đã đến tham quan “Resort” bò sữa Vinamilk Tây Ninh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã đánh giá cao những nỗ lực và sự đầu tư của Vinamilk để xây dựng trang trại với cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại, quy mô đàn bò lến đến 8.000 con, cho thấy sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới. 
Hệ thống các trang trại bò sữa trên khắp cả nước và đang tiếp tục được mở rộng của Vinamilk được định hướng sẽ là các hạt nhân để xây dựng thành vùng an toàn dich bệnh tại nhiều địa phương, hướng đến mở rộng vùng nguyên liệu sữa tươi đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam, cung cấp sản phẩm sữa chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.

P.V

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An

DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

XEM THÊM TIN