Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải
14:12 | 04/09/2020
DNTH: Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.
Dự án xây biệt thự theo quyết định 41
Hồ thủy lợi Đại Lải (xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên) gần đây được dư luận đặc biệt quan tâm khi Tổng cục Thủy lợi ban hành kết luận chỉ rõ các sai phạm trong quá trình triển khai các dự án biệt thự, du lịch sinh thái ven hồ.
Kết luận đề cập đến việc lòng hồ bị xâm lấn bởi các quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó, nổi bật là các quyết định số 56 (năm 2012) về việc phê duyệt quy hoạch 1/500 dự án sân golf và tổ hợp vui chơi giải trí do Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam làm chủ đầu tư.
Theo Tổng cục Thủy lợi, đối chiếu giữa bản đồ quy hoạch 1/500 tổng mặt bằng sử dụng đất (năm 2016) và thông số kĩ thuật của hồ thì phạm vi giao đất xây dựng biệt thự tại nhiều vị trí là phần ngập hoàn toàn của hồ, tạo dung tích làm việc của hồ.
Dư luận đặc biệt quan tâm khi kết luận trên nhấn mạnh: “Công ty TNHH Đại Lải đổ đất vào lòng hồ chiều dài khoảng 700m, cao khoảng 2-3m”.
Từ kết luận của Phó thủ tướng
Trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Phúc Nguyễn Đức Tài cho biết việc phê duyệt và triển khai các dự án ven hồ Đại Lải được UBND tỉnh thực hiện theo đúng trình tự, trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo.
Theo tài liệu Sở Xây dựng cung cấp, từ năm 1996, Phó thủ tướng Phan Văn Khải đã có kết luận về quy hoạch khu du lịch Đại Lải với nhận định vị trí hồ có khả năng quy hoạch thành khu du lịch đẹp về cảnh quan và môi trường.
Đồng thời, giao các bộ, ngành liên quan phối hợp với UBND tỉnh giải quyết các vấn đề đất đai, thủy lợi, quốc phòng để giúp tỉnh sớm hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể về khu du lịch này.
Đến năm 2004, Thủ tướng ra quyết định số 216 về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng 147,3 ha đất lâm nghiệp tại xã Ngọc Thanh giao cho tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng cho dự án sân golf và du lịch.
Tiếp đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có báo cáo số 06 năm 2005 gửi Bộ NN&PTNT về việc đánh giá ảnh hưởng của các dự án ven hồ Đại Lải. Báo cáo này đề cập “dung tích hồ bị mất đi do xây dựng dự án tính đến cao trình 21,5m là gần 500 nghìn m3, chiếm 1,9% dung tích của hồ, không ảnh hưởng đến chức năng hồ”.
Từ các căn cứ nêu trên và các tờ trình gửi các đơn vị liên quan, năm 2012 tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định số 56 về phê duyệt quy hoạch 1/500 dự án sân golf và du lịch ven hồ.
“Toàn bộ quá trình triển khai các dự án đều trải qua các quy trình chặt chẽ, có ý kiến của các đơn vị liên quan từ Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT đến quyết định của Thủ tướng. Hiện nay các dự án thực hiện theo đúng phạm vi được giao”, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết.
"Sai sót không gây hậu quả"
Đáng chú ý, dư luận gần đây đặc biệt quan tâm về cốt san nền, cao độ của các dự án. Cụ thể, tại quyết định số 41 (năm 2017) của UBND tỉnh và quyết định 1959 (năm 2020, đính chính quyết định 41) thể hiện, cốt san nền thấp nhất là 21,5m.
Vị trí thực địa trong văn bản đính chính của tỉnh mới đây
Được biết, xác định cốt san nền tại quyết định nêu trên được thực hiện theo quyết định số 1899 (năm 2006) của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Cụ thể, theo văn bản trên, UBND tỉnh xác định các dự án xây dựng trong khu vực hồ thực hiện cao trình khống chế các công trình kiến trúc không thấp hơn 21,5m.
Đặc biệt, năm 2005, Bộ NN&PTNT có văn bản số 1871 gửi tỉnh Vĩnh Phúc có nội dung "đồng ý chủ trương phát triển du lịch nhằm nâng cao khai thác hồ chứa nước Đại Lải".
Văn bản trên được đưa ra sau khi Bộ xem xét tờ trình số 1182 của UBND tỉnh. Nội dung tờ trình này cũng đề cập rõ về việc khống chế cốt san nền "không dưới 21,5m".
Liên quan đến việc tỉnh Vĩnh Phúc thừa nhận có sơ suất về số liệu tại quyết định 41, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Đức Tài nhấn mạnh: “Việc sơ suất trong quá trình tổng hợp cao độ san nền không gây hậu quả và thiệt hại nào về kinh tế, càng không có việc do sơ suất trên tạo điều kiện cho doanh nghiệp san lấp hàng trăm ha lòng hồ”.
Tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận "sai sót" trên không gây hậu quả
Sở Xây dựng cho biết, sau ba năm ra quyết định 41 đến thời điểm đính chính, vị trí lô đất có cốt san nền phải đính chính vẫn chưa có bất kì hoạt động san gạt nào, toàn bộ nền địa hình vẫn được giữ nguyên trạng.
Ngày 24/7/2020 đoàn kiểm tra gồm Tổng cục Thủy lợi và các Sở NN&PTNN, TN&MT, Xây dựng xác định “việc san gạt mặt bằng của công ty TNHH Đại Lải nằm trong phạm vi giao đất được cấp phép”.
Theo một vị lãnh đạo tỉnh, nguồn gốc của phần đất san gạt mà báo chí đề cập bản chất là ngọn đồi Thai Mạ, thuộc diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp phép cho doanh nghiệp. Việc DN san gạt được thực hiện trong phạm vi đất đã được chuyển đổi và đúng với quyết định giao đất.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo cũng thừa nhận, chủ đầu tư thời điểm san gạt vẫn chưa có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Diện tích tưới của hồ Đại Lải thay đổiTheo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, với việc phát triển công nghiệp và đô thị trong vùng tưới (TP Phúc Yên và hai xã thuộc huyện Sóc Sơn, HN) dẫn đến diện tích tưới bị thu hẹp. Cụ thể, tại tờ trình số 374 năm 2006, Sở KH&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện: "Diện tích tưới bình quân của hồ bình quân 1,2 nghìn ha, bằng 43-45% so với thiết kế ban đầu". Xuất phát từ nhu cầu sử dụng nước tưới giảm, Vĩnh Phúc đề xuất thực hiện dự án du lịch theo chỉ đạo của Thủ tướng (năm 2003) là "đưa chương trình du lịch tỉnh Vĩnh Phúc vào chương trình đầu tư các khu du lịch trọng điểm quốc gia. |
Đoàn Bổng
Theo VNN
Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao
Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.
Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo
Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...
Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường
So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...
Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai
Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...
Mùa thu vàng bên hồ Đại Lải với trải nghiệm nấu nướng thỏa thích, gắn kết tình thân
DNTH: Staycation – Xu hướng du lịch nở rộ dịp 2/9
Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Đa dạng sinh học (ĐDSH) chính là giá trị quý báu của tự nhiên, góp phần to lớn trong đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế cho người dân, duy trì nguồn gen của động, thực vật... Do đó, bảo tồn ĐDSH có ý nghĩa rất quan trọng cho mục...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...