Vĩnh Phúc: Nhiều nghi vấn về kết quả đấu giá quyền sử dụng đất tại Dự án Khu đô thị Hùng Vương

20:10 | 23/04/2019

DNTH: Ngày 29/03/2019 vừa qua, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất tại 16 thửa đất thương phẩm (đợt 1) thuộc Dự án Khu đô thị Hùng Vương, phường Tiền Châu, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được công bố lại dấy nhiều nghi vấn về tính minh bạch và công bằng của buổi đấu giá này.

Cụ thể, sau khi kết thúc phiên đấu giá quyền sử dụng đất 16 thửa đất thương phẩm (đợt 1) thuộc Dự án Khu đô thị Hùng Vương, phường Tiền Châu, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được diễn ra ngày 29/3, do chủ đầu tư là Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc và Cty CP đấu giá tài sản Bình Minh tổ chức, nhiều ý kiến đã được phán ánh đến các Cơ quan báo chí liên quan đến phiên đấu giá này, với những nghi vấn khuất tất, không minh bạch, gây bức xúc cho nhân dân.

Vị trí 16 thửa đất thương phẩm (đợt 1) thuộc Dự án Khu đô thị Hùng Vương, phường Tiền Châu, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức đấu giá ngày 29/03. Ảnh: Báo Xây Dựng

Tham gia phiên đấu giá này có gần 100 hồ sơ đăng ký tham gia tuy nhiên khá bất ngờ khi hồ sơ của ông Ngô Tiến Hưng (phường Hùng Vương, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) trúng đấu giá đến 8 thửa đất sát nhau, với vị trí đắc địa trị giá hơn 13 tỷ đồng. Theo tìm hiểu của PV, ông Hưng hiện là công chức của một phòng thuộc TP Phúc Yên.

Ngoài ra, dư luận cũng đặc biệt quan tâm đến thửa đất 343, kết quả trúng đấu giá thửa đất này làm bất ngờ ngay cả với những người trực tiếp tham gia phiên đấu thầu. Ban đầu thửa đất số 343 được cán bộ của công ty tổ chức buổi đấu giá thông báo: ông N.V.G tại Phúc Yên trúng đấu giá vì trả cao nhất là 12.110000đ/m2, tổng số tiền là 1.654.226.000đ. Tuy nhiên, kết quả này ngay sau đó bị thay đổi bởi sự xuất hiện của bà Trịnh Thị Bích Hiền. Bà Hiền cho rằng bà mới là người trả giá cao nhất với số tiền là 12.200.000đ/m2, tổng số tiền 1.666.520.000đ. Và gần như ngay lập tức, trước sự ngỡ ngàng của hàng trăm người có mặt tại buổi đấu thầu, Cty CP đấu giá tài sản Bình Minh đã sửa kết quả công bố trước đó và công nhận bà Hiền mới là người trúng đấu giá thửa đất 343.

Danh sách trúng đấu thầu 16 thửa đất gây nhiều nghi vấn trong nhân dân. Ảnh: Báo Xây Dựng

Tỏ ý không đồng tình với kết quả được công bố, ông N.V.G đã yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị tổ chức đấu giá công khai phiếu trả giá của bà Hiền và được chụp ảnh phiếu trả giá đó. Phải mất một thời gian khá lâu sau đó, phiếu trả giá của bà Hiền mới được “công khai”, tuy nhiên ông N.V.G cũng không được phép chụp ảnh lại tờ phiếu trả giá đó.

Để tìm hiểu rõ hơn về những phản ánh của người dân, ngày 3/4/2019 phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã làm việc với Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây, ông Trần Xuân Lâm – Trưởng ban Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc, thừa nhận: “Bà Hiền là chị dâu ruột vợ tôi”.

Tại buổi làm việc ông Phạm Đình Thi – Phó trưởng Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định: “Phiên đấu giá được tổ chức ngày 29/3, của Dự án Khu đô thị Hùng Vương, phường Tiền Châu, TP Phúc Yên báo gồm 16 thửa đất (đợt 1) tiến hành theo đúng trình tự của pháp luật”.

Ngoài ra, ông Phạm Đình Thi – Phó trưởng Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất và bà Nguyễn Thị Thu Hà – Giám đốc Cty CP đấu giá tài sản Bình Minh thì cho rằng: “Cty là đơn vị “số 1” về tổ chức tốt các phiên đấu giá, đấu giá diễn ra công khai, đúng quy định, đội ngũ cán bộ của Cty năng lực trình độ cao, có sự thắc mắc trên là do những người không trúng đấu giá “ghen ăn, tức ở” tung tin phản ánh tới cơ quan báo chí”.

Liên quan đến sự nhầm lẫn nghiêm trọng như trường hợp công bố kết quả trúng đấu thầu thửa đất 343 của ông N.V.G ? Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Giám đốc Cty CP bán đấu giá tài sản Bình Minh cho biết: “Cán bộ, nhân viên của Cty tính nhẩm nhầm”.

Theo như chúng tôi được biết tại phiên đấu giá quyền sử dụng đất, các đơn vị tổ chức chuyên nghiệp thường dùng máy chiếu hoặc có bảng ghi chi tiết để người tham gia đấu giá được biết và chứng kiến từng phiếu trả giá, thửa đất nào, người trả giá, tổng số tiền.

Vậy Cty CP bán đấu giá tài sản Bình Minh cầm tờ phiếu và công bố luôn người trúng mà không làm theo các bước trên thì liệu “vội vàng có chủ đích” hay không? Và phương thức tổ chức có được gọi là “chuyên nghiệp số 1”.

Vậy giá trị thực tế của 16 thửa đất tại thời điểm này như thế nào, tại sao có sự trùng lặp chỉ người nhà lãnh đạo trúng đấu giá, tại sao lại xảy ra trường hợp “tính nhẩm nhầm” đúng người – đúng thời điểm như vậy ?

Chúng tôi sẽ thông tin thêm đến bạn đọc trong những kỳ sau.

Trần Giang (KTMT T/h)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN