Vĩnh Phúc tạo “bệ phóng” phát triển sản phẩm OCOP tại các huyện miền núi
20:47 | 18/08/2023
DNTH: Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 61 sản phẩm được chứng nhận Chương trình "Mỗi xã Một sản phẩm" (OCOP) đạt hạng 3 sao; trong đó, 17 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao. Trong các sản phẩm đạt 3, 4 sao ở nhóm sản phẩm khác nhau, có tới hàng chục sản phẩm ở các xã thuộc các huyện miền núi, vùng khó khăn. Các sản phẩm OCOP không chỉ mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp địa phương mà còn giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Đây được xem như một bước “đột phá” mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp địa phương, giúp người dân phát triển kinh tế theo hướng gia tăng giá trị nông sản, đồng thời quảng bá văn hóa, con người Vĩnh Phúc.
Nhờ có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo tỉnh, các cơ quan, ban ngành cùng sự tham gia nhiệt tình của Nhân dân, các sản phẩm OCOP tại các huyện miền núi tỉnh Vĩnh Phúc đang có những khởi sắc và phát huy được tiềm năng, lợi thế vốn có. Đời sống Nhân dân cũng vì vậy được cải thiện, người dân có thêm công ăn việc làm từ chính mảnh đất quê hương của mình qua đó góp phần vào sự phát triển của nông nghiệp địa phương.
Qua nhiều năm triển khai thực hiện, chương trình OCOP như một “làn gió mới" góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi. Đồng thời, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế của địa phương, thúc đẩy sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, tập trung. Trong đó, hai huyện miền núi Tam Đảo và Lập Thạch của Vĩnh Phúc là điểm sáng trong phát triển sản phẩm OCOP.
Thời gian qua, huyện Tam Đảo có 15 - 20 sản phẩm tham gia chương trình OCOP, mỗi năm có từ 1 - 3 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng cấp huyện và cấp tỉnh đạt từ 3 sao trở lên. Huyện đã tận dụng được lợi thế từ các sản phẩm đặc trưng như: rau su su, thịt, trứng gà an toàn, chăn nuôi gia súc, gia cầm chất lượng và các loại cây dược liệu quý giá, có giá trị kinh tế cao... để phát triển các sản phẩm OCOP.
UBND huyện đã tập trung tuyên truyền, chỉ đạo các địa phương xác định sản phẩm, nhóm sản phẩm chủ lực, đặc trưng có lợi thế để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, sản lượng, hoàn thiện kiểu dáng bao bì, nhãn hàng hóa sản phẩm, bảo đảm thị hiếu và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mạnh dạn đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm để đăng ký tham gia chương trình; tích cực hỗ trợ các đơn vị hoàn thiện hồ sơ đăng ký; thực hiện có hiệu quả việc xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP…
Được sự ủng hộ từ các cơ quan, chính quyền địa phương, các hộ dân đã mạnh dạn đăng ký tham gia và không ngừng hoàn thiện, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Nhờ đó, đến nay, huyện Tam Đảo có 21 sản phẩm được đánh giá đạt chuẩn 4 sao và 3 sao như: nấm sò Tam Đảo; trà túi lọc hoa vàng Tam Đảo, tinh bột nghệ; các sản phẩm từ sữa chua Tam Đảo, sữa chua nếp cẩm Tam Đảo, sữa chua uống Tam Đảo…
Với huyện Lập Thạch, cũng từ những lợi thế của địa phương, người dân đã tự mình xây dựng nên những thương hiệu sản phẩm được đông đảo khách hàng ưa chuộng. Điển hình là thương hiệu “A Phớt - Gà đồi Lập Thạch ủ muối" với quy trình chế biến, đóng gói, bảo quản nghiêm ngặt do anh Ngô Văn Phước, thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch xây dựng. Sản phẩm của cơ sở anh Phước được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, với hơn 5.000 sản phẩm được xuất bán ra thị trường mỗi tháng. Hiện anh Phước đang hoàn tất các thủ tục hồ sơ tham gia Chương trình OCOP để mở rộng thị trường tiêu thụ. Như vậy, đến nay, huyện Lập Thạch đã có 5 sản phẩm OCOP của 4 chủ thể được công nhận, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Với mục tiêu, phát triển ít nhất 2 sản phẩm mới năm 2023, huyện đã đẩy mạnh hoạt động thương mại và tạo sự nhận diện cho các sản phẩm này, đồng thời, tập trung vào việc quảng bá sản phẩm và khuyến khích sự tham gia của tổ chức và cá nhân. Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ cho các nhà sản xuất bằng cách cung cấp các lớp đào tạo để nâng cao khả năng quản lý kinh doanh, cải tiến sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng thương hiệu, và hoàn thiện tài liệu tham gia chương trình.
Bên cạnh với những thành quả đặt được, huyện vẫn đang đối diện với một số khó khăn và hạn chế trong xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP tại địa phương. Số lượng sản phẩm tham gia vẫn còn ít, không tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Các sản phẩm OCOP đã được công nhận vẫn chưa thu hút đủ sự quan tâm từ phía khách hàng. Một số sản phẩm vẫn chưa đạt được chất lượng và thiết kế hấp dẫn, gây thiếu hứng thú cho người tiêu dùng. Lượng tiêu thụ của các sản phẩm vẫn còn khá khiêm tốn, chưa đủ để thúc đẩy các nhà sản xuất áp dụng các cải tiến khoa học kỹ thuật và đầu tư lại với quy mô lớn.
Để tiếp tục phát triển thành công chương trình OCOP, đặc biệt là tại các khu vực miền núi, trong thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và các địa phương trên địa bàn nói riêng sẽ tập trung tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân và các chủ thể OCOP về tầm quan trọng khi tham gia vào chương trình. Đồng thời, sẽ tiến hành xem xét các sản phẩm tiềm năng và hướng dẫn các chủ thể đăng ký tham gia chương trình OCOP. Đặc biệt, sự hỗ trợ sẽ được tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm, thúc đẩy sử dụng công nghệ hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP. Đồng thời, chính quyền địa phương sẽ đảm nhận vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ các chủ thể cải tiến ý tưởng và sản phẩm, cũng như xây dựng kế hoạch liên quan đến ý tưởng và sản phẩm tại cấp xã.
Thế Chiến - Bích Hợp
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Lập Thạch /
- huyện miền núi /
- Tam Đảo /
- sản phẩm ocop /
- Vĩnh Phúc /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên
DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.
Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...
Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...
Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản
DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam
DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...
Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử
DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...