VSSA yêu cầu điều tra chống lẩn tránh thuế nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN

14:52 | 01/09/2021

DNTH: Trước việc đường nhập khẩu từ một số quốc gia ASEAN như Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Mianma tăng bất thường, Hiệp hội Mía đường Việt Nam yêu cầu điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá.

VSSA yêu cầu điều tra chống lẩn tránh thuế nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN (ảnh minh họa)
VSSA yêu cầu điều tra chống lẩn tránh thuế nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN (ảnh minh họa)

Ngày 25/8, Bộ Công Thương đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) và đại diện cho 6 công ty sản xuất đường mía trong nước.

Theo cáo buộc tại hồ sơ yêu cầu, đã có dấu hiệu về hiện tượng các sản phẩm đường mía của Thái Lan bị áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) lẩn tránh qua một số các quốc gia ASEAN khác, bao gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Mianma.

Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2021 áp dụng biện pháp CBPG và CTC chính thức đối với một số sản phẩm đường mía với mức thuế CBPG là 42,99% và mức thuế CTC là 4,65%.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, sau khi bị áp thuế CBPG, thuế CTC lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan giảm, giá đường trong nước đã nâng lên và giá mía của nông dân cũng được cải thiện, mang lại hy vọng phục hồi phát triển ngành đường trong nước những vụ sản xuất tới

Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam áp dụng biện pháp CBPG, CTC với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, đã có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh thuế CBPG, CTC thông qua một số nước ASEAN. Kim ngạch nhập khẩu đường từ các nước ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) tăng mạnh.

VSSA dẫn số liệu tổng lượng nhập khẩu đường từ 5 quốc gia trên trong 6 tháng năm 2021 lên tới 399.189 tấn, tăng gấp 10 lần so với con số 38,61 tấn của cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu đường từ từ Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2020 và 2021 (Nguồn: VSSA tổng hợp từ Tổng Cục Hải quan)
Nhập khẩu đường từ từ Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2020 và 2021 (Nguồn: VSSA tổng hợp từ Tổng Cục Hải quan)

VSSA cho rằng, có sự bất thường trong nhập khẩu đường vào Việt Nam từ Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia.

"Thực chất đây là dấu hiệu rõ ràng của động thái lẩn tránh thuế CBPG và CTC tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, khi cả 5 nước trên đều có nhập khẩu đường từ Thái Lan và bản chất lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam từ 5 nước ASEAN nêu trên đều có liên quan xuất xứ từ Thái Lan.

Toàn bộ số đường xuất khẩu này chỉ phải chịu thuế 5% so với mức thuế lẽ ra phải đóng là 33,88% và 48,88% tùy theo từng loại, điều này gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước", VSSA nhận định.

Theo VSSA Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia hoàn toàn không có phát triển gì về năng lực cạnh tranh mía đường, lại có thể xuất khẩu đường vào Việt Nam với mức độ tăng “bùng nổ” như vậy.

“Nếu để tình trạng đường của Thái Lan “đi vòng” qua các nước để vào Việt Nam, thì nguy cơ ngành mía đường vừa được vực dậy trong nửa năm qua, lại bị đường lẩn tránh thuế CPBG của Thái Lan bóp nghẹt, nguy cơ hàng loạt nhà máy phải đóng cửa, người trồng mía lại lao đao là hiện hữu,” VSSA nhận định.

Doanh nghiệp và người dân trồng mía trong nước sẽ tiếp tục gặp khó nếu để tình trạng đường của Thái Lan “đi vòng” qua các nước để vào Việt Nam
Doanh nghiệp và người dân trồng mía trong nước sẽ tiếp tục gặp khó nếu để tình trạng đường của Thái Lan “đi vòng” qua các nước để vào Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thường có tính chất phức tạp, liên quan tới nhiều nội dung, quy định pháp luật và cam kết quốc tế.

Các nước cũng có quy định khác nhau về vấn đề này. Trong một số trường hợp, mặc dù hàng hoá đáp ứng đầy đủ các quy định về xuất xứ nhưng vẫn có thể bị coi là lẩn tránh.

Bộ Công Thương cũng cho biết, theo Luật Quản lý ngoại thương Việt Nam và quy định trong WTO, khi thấy có hiện tượng vi phạm về phòng vệ thương mại, đại diện các nhà sản xuất trong nước sẽ chuẩn bị hồ sơ để kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các quy trình điều tra.

Trong đó, ngoài việc phản ánh hiện tượng, các nhà sản xuất trong nước còn phải thu thập đầy đủ nội dung, chứng cứ về mức độ thiệt hại. Nguyên đơn trong vụ việc phải đảm bảo tính đại diện của một ngành sản xuất và người đứng đơn phải đạt trên 50% tỷ lệ ủng hộ.

Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt

DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...

Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD

DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn

DNTH: 11 tháng, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt gần 8,5 triệu tấn, các chuyên gia cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt kỷ lục với 9 triệu tấn.

Giá lúa tại Trà Vinh tăng thêm 800 đồng/kg

DNTH: Từ đầu tháng 12/2024 đến nay, giá lúa tươi đầu vụ Thu Đông tại tỉnh Trà Vinh đã tăng thêm bình quân 800 đồng/kg.

Xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng cao kỷ lục

DNTH: Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

DNTH: Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực...

XEM THÊM TIN