Vũ Thư - Thái Bình: Chưa thể xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm thủy lợi, đê điều

12:07 | 13/08/2024

DNTH: Ngày 02/02/2024 UBND tỉnh Thái Bình đã có Văn bản số 454/UBND-NNTNMT yêu cầu các địa phương khẩn trương vào cuộc xử lý dứt điểm các vi phạm còn tồn đọng chưa giải quyết về lĩnh vực đê điều trên địa bàn. UBND huyện Vũ Thư cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để rà soát, xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm đê điều vẫn còn tồn tại và hoạt động một cách rầm rộ, quy mô tại các xã Tân Lập, Tân Phong…

Tràn lan vi phạm thủy lợi, đê điều tại Thái Bình

Theo thống kê từ các Hạt quản lý đê trên địa bàn tỉnh Thái Bình, thực hiện Văn bản 454/UBND-NNTNMT của UBND tỉnh, toàn tỉnh mới chỉ giải quyết thêm 36 vụ trong tổng số 348 vụ vi phạm còn tồn đọng từ năm 2018.

Rà soát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho thấy, giai đoạn 2018-2023, toàn tỉnh xảy ra 642 vụ vi phạm về đê điều (đã xử lý 294 vụ, còn tồn đọng 348 vụ); lĩnh vực thủy lợi xảy ra 969 vụ (đã xử lý 191 vụ, còn tồn đọng 778 vụ). Riêng địa bàn huyện Vũ Thư, giai đoạn 2018 – 2024, xảy ra 65 trường hợp vi phạm hành lang CTTL nhưng mới tháo dỡ, xử lý được 19 trường hợp, còn 46 trường hợp tồn đọng; 20 trường hợp vi phạm hành lang BVĐĐ, mới giải tỏa xong 7 trường hợp, còn 13 trường hợp khó khăn, tồn đọng chưa xử lý.

Thái Bình: Chưa thể xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm đê điều 2
Bến bãi tập kết vật liệu xây dựng của gia đình ông Trần Đình Ba (tại thôn Mễ Sơn 1, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), hoạt động không phép trong suốt nhiều năm qua

Để thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn công trình về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, ngày 02/02/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lại Văn Hoàn ký ban hành Văn bản số 454/UBND-NNTNMT yêu cầu các địa phương phải thành lập Ban chỉ đạo xử lý dứt điểm các vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai ở các huyện, thành phố, xã, phường thị trấn. Chủ tịch UBND huyện, thành phố, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp làm trưởng Ban chỉ đạo.

Đối với xử lý vi phạm, UBND tỉnh yêu cầu trong quý I/2024 xử lý dứt điểm tối thiểu 50% vi phạm tồn đọng (ưu tiên xử lý trên các tuyến đê cấp I, II, III; các tuyến kênh trục chính, cấp 1, cấp 2). 

Sai phạm chưa thể xử lý dứt điểm tại các xã Tân Lập, Tân Phong huyện Vũ Thư

Trạm trộn bê tông Việt Duy trú tại xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, xây dựng trái phép, vi phạm luật phòng, chống thiên tai rất nghiêm trọng từ nhiều năm nay. Tuy vậy, bất chấp những chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, UBND huyện Vũ Thư, Hạt quản lý đê điều huyện Vũ Thư, UBND xã Tân Lập, trạm trộn này vẫn ngay nhiên tồn tại và hoạt động rầm rộ và quy mô hơn.

Được biết, trạm trộn bê tông Việt Duy trực thuộc Công ty TNHH Tâm Việt Duy,  MST 1001110247, có trụ sở tại thôn Tân Đệ, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Ngày 03/01/2022, Hạt quản lý đê điều huyện Vũ Thư ra văn bản số 28A/BB-VPHC về phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.

Theo đó, người bị lập biên bản vi phạm hành chính là ông Trần Sách Duyên (sinh năm 1973),  hiện trường vi phạm tại Km 159+500 đê Hồng Hà II, thôn Bổng Điền Bắc, xã Tân Lập. Tại hin trường, ông Duyên đã có hành vi vi phạm là đang lắp đặt trạm trộn bê tông mini, cách chân đê phía sông khoảng 500m với thể tích là 0,3m3. Tám trụ đỡ (0,4x0,4), cao 1m đỡ hai bồn trộn bằng kim loại hình trụ cao khoảng 5m, đường kính mỗi bồn khoảng 1,3m, một trụ vận hành cao khoảng 3m.

Thái Bình: Chưa thể xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm đê điều 1
Trạm trộn bê tông Việt Duy vẫn đang hoạt động không phép (ảnh cắt từ clip)

Tiếp đó, ngày 14/01/2022, UBND xã Tân Lập ban hành văn bản số 33/QĐ-XPHC trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, thủy lợi đê điều đối với ông Trần Sách Duyên (trú tại thôn Tân Đệ, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

Văn bản nêu rõ: Căn cứ Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, khoản 1, Điều 5, căn cứ khoản 4, Điều 12 luật phòng, chống thiên tai năm 2014, hình thức xử phạt, phạt tiền với mức phạt là 3.000.000 đồng, buộc khôi phục, trả lại hiện trạng như ban đầu.

Ngày 25/01/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình cũng đã có văn bản số 156/SNNPTNT-TL về việc xử lý vi phạm pháp luật đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện Vũ Thư do ông Nguyễn Mạnh Khương, Phó Giám đốc ký.

Tuy nhiên, sau hàng loạt chỉ đạo xử lý những sai phạm về đê điều tại tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Vũ Thư nói riêng, đến nay trạm trộn bê tông Việt Duy vẫn hoạt động rầm rộ. Điều này khiến dư luận không khỏi hoài nghi về năng lực quản lý của các cơ quan chức cũng như việc có hay không sự bảo kê tiếp tay dẫn đến sự việc trên.Những câu hỏi này xin gửi tới những cơ quan quản lý và chấp pháp pháp luật tỉnh Thái Bình và huyện Vũ Thư?

Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thông tiếp tục thông tin tới bạn đọc về sự việc này../..

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...

Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang

DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...

XEM THÊM TIN