Vùng nguyên liệu: Cần cơ chế cho phát triển nghề làm cá khô ở làng biển
18:43 | 25/06/2020
DNTH: Với thế mạnh về kinh tế biển và nguồn lợi thủy hải sản phong phú, người dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã tận dụng các loại cá không bán hết khi đánh bắt về để chế biến làm các đặc sản cá khô. Bên cạnh đó, song song với sự phát triển của các loại đặc sản này là quá trình hình thành của các làng nghề, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động của địa phương.
Với những công đoạn cắt đầu, xẻ, ướp muối, phơi không ngừng tay suốt 8 giờ, mình mẩy ám mùi tanh là công việc của những người làm cá khô ở thị trấn Phước Hải.
Ai đến Thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ - Bà Rịa - Vũng Tàu ) hiện có 40 hộ làm cá khô. Trong đó, cơ sở bà Nguyễn Thị Bích Vân rộng 1.800 m2, là nơi sản xuất lớn nhất. Mỗi ngày, ở đây phơi hơn 3 tấn cá đù, đuối, ó..., thu khoảng 1,5 tấn cá khô.
Cá được bà Vân thu mua của những người đi biển tại bến cách nhà một km, trong đó chủ yếu là cá đù, giá 20.000-50.000 đồng mỗi kg, tùy loại.
Một trong những công đoạn làm ra thành phẩm cá khô.
"Trước đây đánh vảy thủ công tốn thời gian và công sức lắm. Bây giờ dùng máy làm sạch mỗi mẻ cá hàng trăm kg chỉ sau vài phút. Công đoạn tiếp theo, cá được đổ ra sàn để hơn 20 nhân công, đa số là phụ nữ ở địa phương, cắt đầu, đuôi, mổ bụng. Trước khi phơi, cá được rửa sạch bằng nước biển để giữ độ tươi, sau đó để ráo nước trước khi ướp gia vị mặn hay nhạt tùy theo thị trường. Để có sản phẩm ngon, dai và không bị mốc, cá tuyệt đối không rửa nước ngọt trong khi chế biến", một công nhân chia sẻ quy trình làm ca khô.
Mức thu nhập của các công nhân phụ thuộc vào vị trí và năng suất làm việc. Trong đó, công đoạn cắt đầu và phơi là 2.000 đồng mỗi kg. Mỗi ngày bà Năm kiếm khoảng 200.000 đồng. Riêng những phụ nữ trẻ và đàn ông được 300.000 - 400.000 đồng.
Mỗi năm thị trấn Phước Hải cung cấp hàng nghìn tấn cá khô cho các thị trường ở Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh... "Năm ngoái, sau khi trừ hết các chi phí, gia đình tôi kiếm khoảng 200 triệu đồng", bà Vân cho biết.
Không chỉ có tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, người dân huyện Đông Hải – tỉnh Bạc Liêu là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh nghề khô thủy hải sản gắn với nhiều loại đặc sản nổi tiếng như: Khô cá đỏ dạ, khô cá đuối, khô mực, khô cá kèo… Nghề làm khô đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều lao động của địa phương, đặc biệt là lao động nữ với thu nhập bình quân từ 100.000 - 150.000 đồng/ngày.
Khu vực chế biến cá khô còn sản xuất dưới hình thức hộ gia đình, chưa tập trung sản xuất lượng hàng hóa lớn.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, người hành nghề xẻ khô, thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải): “Nghề này giúp người dân có việc làm thường xuyên và thu nhập khá ổn định. Phần lớn người dân ở thị trấn này ai cũng biết làm nghề xẻ khô”.
Ông Bùi Chí Nguyện, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đông Hải cho rằng: “Hầu hết những khu vực chế biến cá khô còn sản xuất dưới hình thức hộ gia đình, chưa tập trung sản xuất lượng hàng hóa lớn và còn làm theo mùa vụ. Vì vậy, vẫn chưa được công nhận là làng nghề”.
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho nghề chế biến cá khô lâu nay vẫn còn phát triển theo hình thức tự phát, thiếu sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước. Đồng thời chưa phát huy được thế mạnh từ nghề này trong giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, hướng đến sản xuất những sản phẩm mang tính cạnh tranh có giá trị kinh tế cao.
Nguyễn Tuệ
THSP

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang
DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...