Vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước điêu đứng vì hạn hán

14:50 | 28/07/2019

DNTH: Từ đầu năm đến nay, một số địa phương phía Đông tỉnh Gia Lai hầu như không có mưa khiến hàn ngàn héc ta mía trong vùng bị chết khô hoặc bị nông dân phá bỏ làm thức ăn cho gia súc vì không phát triển.

Nông dân phá bỏ mía làm thức ăn cho gia súc.

Theo ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê, vùng nguyên liệu mía của nhà máy nằm trên địa bàn 4 huyện Đông Gia Lai, gồm: Kông Chro, Đăk Pơ, Kbang và TX An Khê. Ngay từ những tháng đầu năm, nắng nóng kéo dài đã làm ảnh hưởng lớn đến giai đoạn mía đẻ nhánh, vươn lá, đe dọa đến năng suất của cây mía. Thời tiết cực đoan cũng khiến cho cây mía trổ cờ sớm, làm giảm chữ đường.

“Vào thời điểm cuối vụ, nhà máy tổ chức điều tra thì trong vùng nguyên liệu có 26.000ha mía. Tính đến thời điểm này cây mía đã phát triển cao trên 1m. Thế nhưng do từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai chỉ xảy ra 1 cơn mưa, sau đó nắng nóng kéo dài đã khiến 5.000ha mía nằm trong vùng nguyên liệu bị chết khô, hoặc không phát triển đã bị nông dân cắt bỏ làm thức ăn cho gia súc.

Theo thống kê, tính đến nay tại TX An Khê có 300ha mía bị chết hoặc bị nông dân cắt bỏ, huyện Đắk Pơ có 1.500ha, huyện Kông Chro có 2.000ha và huyện Kbang có 1.200ha. Diện tích mía thực tế còn đứng trên đồng hiện nay trên địa bàn 4 huyện Đông Gia Lai chỉ còn 21.000ha.

Theo dự báo thì nắng hạn sẽ còn hoành hành trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến hết tháng 8/2019, nếu đúng như vậy thì số diện tích mía bị chết và bị nông dân cắt bỏ chắc chắn sẽ chưa dừng lại ở con số nói trên, và nhà máy sẽ gặp khó về nguyên liệu trong niên vụ ép năm tới”, ông Phước cho hay.

Nắng hạn đã khiến cho nông dân không thể bón phân, chăm sóc cho cây mía nên số diện tích còn đứng trên đồng phát triển èo uột.

Theo thống kê của Nhà máy Đường An Khê, chưa nói đến 5.000ha mía đã bị chết khô và bị cắt bỏ, hạn hán khốc liệt đã khiến sản lượng mía toàn vùng giảm năng suất 25 - 30%, tương đương 450.000 - 500.000 tấn. Với giá mía mua tại nhà máy hiện nay là 800.000 đồng/tấn mía cây, con số giảm nói trên sẽ khiến người trồng mía tổn thất hàng trăm tỉ đồng.

Cũng theo ông Phước, trong số 21.000ha mía còn “trụ” được trước nắng hạn trong vùng nguyên liệu của Nhà máy Đường An Khê có 4.000ha mía tơ (mía trồng mới), số còn lại là mía gốc từ 1 đến 4 năm. Do nắng hạn nên diện tích mía gốc không được chăm sóc bài bản nên phát triển không ổn định.

Đối với mía tơ, nông dân phải đầu tư giống, phân bón, công chăm sóc từ 35 - 38 triệu đồng/ha, mía lưu gốc từ 20 - 25 triệu đồng/ha Rất nhiều diện tích mía, thay vì đạt năng suất từ 80 - 100 tấn/ha những niên vụ trước thì nay giảm xuống còn khoảng 60 - 75 tấn/ha. Đáng lưu ý, hiện giá đường cũng giảm so với những năm trước, chỉ 10.000 đồng/kg, kéo theo việc giảm số tiền thu mua trên mỗi tấn mía cây, nông dân vì thế thiệt đơn thiệt kép.

Những diện tích mía còn “trụ” được trước hạn hán hiện cũng đang dần cháy lá.

Đáng quan ngại nhất là hạn hán đã làm nảy sinh dịch châu chấu trên những cánh đồng mía. “Châu chấu phát sinh ăn hết lá mía, nhiều đồng mía không còn chiếc lá nào, chỉ còn thấy thân mía đứng chổng chơ. Địa phương xuất hiện dịch châu chấu đầu tiên là huyện Kon Chro với diện tích 3 sào và hiện nguy cơ lây lan diện rộng là rất cao.

Hiện nhà máy đang khuyến cao nông dân phun thuốc diệt châu chấu, nhưng thời tiết nắng nóng gay gắt thế này phun thuốc không mang lại hiệu quả”, ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê, cho hay.

Đặc biệt, trong vùng nguyên liệu mía của Nhà máy Đường An Khê hầu như không có công trình thủy lợi, cây mía chỉ trông vào nước trời. Thế nhưng nắng nóng kéo dài đang khiến nhiều diện tích mía đang mọc mầm bị khô héo, việc chăm sóc mía lưu gốc càng gặp nhiều khó khăn bởi lượng nước tại các sông, suối, giếng khoan trên địa bàn đang cạn dần.

“Nhìn những cánh đồng mía trong vùng nguyên liệu của nhà máy đứng cháy khô dưới nắng chúng tôi rất đau lòng, thế nhưng hiện nay không có giải pháp nào cữu vãn ngoài trông chờ vào những cơn mưa. Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài đến cuối tháng 8/2019 thì diện tích mía nguyên liệu trên địa bàn Gia Lai sẽ tiếp tục bị mất đi. Không chỉ nhà máy đường An Khê mà nhiều nhà máy đường khác đóng trên địa bàn tỉnh Gia Lai sẽ khủng hoảng thiếu nguyên liệu trong niên vụ ép tới”, ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê, nhận định.

Theo ĐÌNH THUNG/Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững

DNTH: Kết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp...

Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang

Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển...

Mưa trái mùa, người dân lo mất Tết

DNTH: Mưa trái mùa kéo dài khiến cho người dân chuẩn bị sản vật phục vụ Tết lo lắng. Họ hi vọng những ngày tới, trời nắng sẽ làm lại từ đầu.

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

XEM THÊM TIN