Vườn phúc bồn tử hữu cơ thu tiền tỷ
08:15 | 24/09/2019
DNTH: Từ 2,5 ha trồng phúc bồn tử theo mô hình hữu cơ, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Văn Hà, ngụ tổ Đăng Gia Rít B (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) thu về hàng tỷ đồng.
|
Vườn phúc bồn tử hữu cơ tươi tốt, không hề có dấu hiệu của sâu bệnh. |
Vườn cây cũng là điểm đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm của người dân lẫn chuyên gia trong và ngoài nước.
Phúc bồn tử hay còn gọi là dâu rừng, mâm xôi được gia đình ông Hà trồng trên diện tích 2,5 ha dưới chân núi Langbiang. Ở đây, những cây phúc bồn tử xanh tốt, cứng cáp và cho quả trĩu cành.
Để có được thành quả ấy, vợ chồng ông Hà đã phải trải qua quá trình dài học hỏi kinh nghiệm, tỉ mỉ chăm sóc cây. Ông chia sẻ, nhiều năm trước, biết phúc bồn tử là cây có giá trị kinh tế cao nên ông bàn với vợ mua giống về trồng để phát triển kinh tế. Nhưng ông lại nghĩ, nếu áp phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật… vào sản xuất thì sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và môi trường. Vợ chồng ông sau đó tìm hiểu, học hỏi phương thức sản xuất mới và cuối cùng chọn làm theo nông nghiệp hữu cơ.
|
Bà Tôn Nữ Thanh Mỹ kiểm tra độ chín của trái phúc bồn tử. |
“Hồi đó, vì hiếm mô hình hữu cơ nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin, học hỏi. Đến năm 2017, sau khi nắm trong tay “bí quyết”, chúng tôi bắt đầu nhập giống về và trồng thử nghiệm. Chỉ một năm sau đó, vườn phúc bồn tử hữu cơ phát triển mạnh, cho trái trĩu cành, bán được với giá rất cao”, ông Hà thổ lộ.
Bà Tôn Nữ Thanh Mỹ (vợ ông Hà) cho biết, vì sản xuất theo mô hình hữu cơ nên gia đình bà không sử dụng bất kỳ loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu nào. Không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc kích thích tăng trưởng. Đất vườn và nước tưới cho cây cũng phải đảm bảo không nhiễm hóa chất.
|
Được chăm sóc theo tiêu chí hữu cơ, cây trồng không có dịch bệnh và năng suất cao. |
Bà chia sẻ: “Trong vườn, chúng tôi vẫn để cỏ mọc và sống chung với phúc bồn tử. Chỉ khi cỏ quá nhiều thì mới nhổ bỏ bớt. Về phần dinh dưỡng cho cây, gia đình sử dụng phân bón hữu cơ và làm hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động”.
Cũng theo chủ vườn, thời gian đầu, cây trồng phát triển chậm hơn so với các mô hình vô cơ. Tuy nhiên, một thời gian sau đó, cây phát triển mạnh, cứng cáp và tự bản thân có sự kháng bệnh rất cao nên gia đình yên tâm.
Nhờ áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ nên vườn phúc bồn tử cho năng suất cao. Mỗi tháng vườn cây 2,5 ha của vợ chồng ông Hà cho thu hoạch khoảng 4 tấn trái. Với giá bán 200.000 đồng/kg phúc bồn tử đỏ, 900.000 đồng/kg phúc bồn tử đen, gia đình ông thu về hàng tỷ đồng.
|
Người làm công chăm sóc cây ở vườn phúc bồn tử. |
Tiếng lành đồn xa, sản phẩm phúc bồn tử gia đình ông Hà được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước quan tâm. Đến tháng 9/2018, mô hình của gia đình được Công ty TNHH ORGA Việt Nam chứng nhận sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn. Sau đó, vườn của gia đình tiếp tục được chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ JAS của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, mở ra cơ hội phát triển thị trường trong nước và quốc tế.
Theo ông Hà, hiện nay, ngoài việc liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, gia đình ông đang hợp tác với 2 tiến sĩ nước ngoài để nghiên cứu, phát triển sản phẩm dược liệu từ phúc bồn tử.
|
Chùm phúc bồn tử đỏ chín mọng, chờ ngày thu hoạch. |
Bên cạnh trồng phúc bồn tử, gia đình ông Nguyễn Hữu Hà cũng canh tác 2.000 m2 rau ăn lá theo hướng hữu cơ và mỗi tháng cung ứng ra thị trường trên 1 tấn sản phẩm. Hiện, nông trại của gia đình ông đang tạo công ăn việc làm cho 20 người (chủ yếu là người dân tộc thiểu số) với mức lương từ 6-8 triệu đồng/tháng. |
Gia đình ông Hà cũng đang áp dụng các công nghệ hiện đại để chế biến rượu vang, mứt, trà… từ phúc bồn tử.
Dự kiến, 3 tháng nữa, 60 nghìn lít rượu vang sẽ được tung ra thị trường với giá từ 700.000 đến 1 triệu đồng/lít.
Ông Nguyễn Văn Hà cho biết, ông đã thành lập Công ty TNHH Dâu rừng Langbian.F và liên kết với người dân địa phương để sản xuất phúc bồn tử hữu cơ, đáp ứng nguồn nguyên liệu để chế biến rượu vang và các sản phẩm khác.
“Tôi đang thực hiện việc nâng cao giá trị sản phẩm để nó trở thành sản phẩm đặc trưng vùng du lịch Langbiang”, ông Hà tâm sự.
Theo UBND huyện Lạc Dương, huyện đang làm hồ sơ để bình chọn sản phẩm rượu vang, mứt, trà từ phúc bồn tử của gia đình ông Nguyễn Văn Hà là sản phẩm tiêu biểu của địa phương.
|
Bà Tôn Nữ Thanh Mỹ cho biết gia đình đã sản xuất thành công rượu vang và nước cốt chất lượng cao từ phúc bồn tử. |
|
Ngoài 2,5 ha phúc bồn tử, gia đình ông Nguyễn Văn Hà cũng trồng 2 sào rau theo tiêu chuẩn hữu cơ. |
Ông Nguyễn Hữu Hà cho biết, Lạc Dương và TP Đà Lạt (Lâm Đồng) là vùng lý tưởng để phát triển nông nghiệp hữu cơ vì có không khí trong lành, mát mẻ, thổ nhưỡng trù phú. Việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ là không quá khó nên có thể áp dụng một cách rộng rãi. Hơn nữa, người làm vườn cần nâng cao ý thức, chuyển dần từ nông nghiệp vô cơ sang hữu cơ để nâng cao chất lượng cho sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu của thị trường tương lai và cốt lõi là đảm bảo sức khỏe, môi trường. |
Theo MINH HẬU - LÊ KHÁNH/Báo Nông Nghiệp
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- huyện Lạc Dương /
- thị trấn Lạc Dương /
- phúc bồn tử /
- Lâm Đồng /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Trí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệp
DNTH: Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, với công nghệ ngày nay, không khó để tưởng tượng các nhà khoa học có thể chế tạo một robot diệt cỏ dại trên các cánh đồng canh tác rộng lớn.

Giảm lệ thuộc hóa chất, bước chuyển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại
DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên đang dần cạn kiệt, môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng, ngành nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thiên nhiên đang đứng trước những thách thức to lớn. Đằng sau mỗi mùa vụ bội thu...

SMEs: Động lực mới cho nông nghiệp thông minh
DNTH: Trong khi các doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt thị trường, thì hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) lại là lực đẩy âm thầm nhưng bền bỉ trong việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và lan tỏa giá trị địa...

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone
DNTH: Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi tư duy và phương thức canh tác bền vững
DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 tại TP Cần Thơ.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng
DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...