Vườn tạp ở trung du miền núi đem lại hiệu quả kinh tế

14:19 | 09/07/2020

DNTH: Chủ trương và chính sách, kèm theo sự hỗ trợ về nhiều mặt của chính quyền địa phương đã tạo động lực thúc đẩy người dân Hoài Ân (tỉnh Bình Định) cải tạo vườn nhà, vườn đồi thành vườn kinh tế.

Trước đây bức tranh kinh tế vườn ở huyện trung du Hoài Ân (Bình Định) còn ảm đạm, dù diện tích đất vườn ở đây rất nhiều nhưng thu nhập từ vườn hầu như không được người dân ở đây tính vào nguồn thu kinh tế của gia đình hàng năm.

Những năm gần đây, Hoài Ân đã chú trọng phát triển kinh tế từ vườn cây và đạt được hiệu quả cao. Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân cho biết, từ năm 2016, huyện đã quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả tại các địa phương.


zx

Bưởi da xanh Bình Định


Song song đó, huyện vận động nông dân cải tạo lại vườn nhà, vườn đồi theo hướng giảm diện tích cây trồng có giá trị kinh tế thấp, chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, như bưởi da xanh, bơ, dừa xiêm…

Để kích thích người dân tham gia cải tạo vườn tạp, huyện Hoài Ân đã triển khai chính sách hỗ trợ 100% cây giống và hỗ trợ một phần chi phí xây dựng hệ thống dẫn nước, phân bón 3 năm đầu để nông dân  phát triển cây ăn quả. Đặc biệt, Hoài Ân còn tiên phong xây dựng mô hình trồng bưởi da xanh và dừa xiêm theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) để sau đó nhân rộng trên địa bàn.

Chủ trương và chính sách, kèm theo sự hỗ trợ về nhiều mặt của chính quyền địa phương đã tạo động lực thúc đẩy người dân Hoài Ân cải tạo vườn nhà, vườn đồi thành vườn kinh tế.

Ở Hoài Ân hiện nay, ai có nhiều đất đai, cây trái nhiều thì có thu nhập cao; ai có ít đất đai nhưng đã chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị cao thì cuộc sống cũng được ổn định hơn so với trước đây.

“Hiện trên địa bàn huyện Hoài Ân đã trồng được khoảng 200ha bưởi da xanh, cam, quýt và bơ sáp, trong đó có 100ha trồng tập trung và 100ha trồng phân tán. Bưởi da xanh đang ra quả lứa 1, lứa 2. Trong năm 2018, bưởi da xanh Hoài Ân ngoài có mặt tại các siêu thị trong tỉnh, còn thâm nhập được thị trường các tỉnh Tây Nguyên, TP.HCM, Đà Nẵng, mang lại thu nhập cao cho nông hộ” - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân chia sẻ.

Mục tiêu của huyện Hoài Ân là trong năm 2020 sẽ mở rộng diện tích trồng cây ăn quả lên 2.300ha, trong đó có 800ha cây ăn quả có múi; đến năm 2030 diện tích cây ăn quả tập trung có giá trị kinh tế cao ở huyện này sẽ tăng trưởng đến 1.591ha.


 

Hà Linh

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN