WWF kêu gọi lệnh cấm toàn cầu đối với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần "có hại và không cần thiết"

17:48 | 16/05/2023

DNTH: DNTH: Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đang kêu gọi các Chính phủ hỗ trợ các lệnh cấm trên toàn cầu và loại bỏ dần các sản phẩm nhựa sử dụng một lần có "nguy cơ cao nhất và không cần thiết" - như dao kéo nhựa, thuốc lá điện tử và vi nhựa trong mỹ phẩm - trước các phiên đàm phán về Hiệp ước ô nhiễm nhựa của Liên hợp quốc diễn ra tại Paris (Pháp) từ ngày 29/5 - 2/6/2023. 

Các báo cáo do WWF uỷ quyền và thực hiện bởi Viện Eunomia được công bố, đã xác định các  nhóm sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất và đề xuất các biện pháp cần thiết trên toàn cầu nhằm loại bỏ, giảm thiểu, quản lý và tuần hoàn an toàn những sản phẩm nhựa này.

WWF đang vận động cho các giải pháp này được đưa vào nội dung Hiệp ước, dự kiến sẽ được công bố trước vòng đàm phán tiếp theo vào tháng 12/2023.  

khong-su-dung-do-nhua-dung-mot-lan_1807140253
Ảnh minh hoạ.

Nghiên cứu đưa ra các giải pháp để giải quyết những thách thức ô nhiễm nhựa cấp bách nhất  theo hiệp ước toàn cầu mới, bằng việc chia các sản phẩm nhựa thành hai nhóm: (i) nhóm có thể giảm hoặc loại bỏ đáng kể trong thời gian ngắn (Loại I); và (ii) nhóm hiện chưa khả thi để loại bỏ hoặc giảm đáng kể nhưng cần có các biện pháp kiểm soát toàn cầu để thúc đẩy tái chế, quản lý  và thải bỏ có trách nhiệm (Loại II). Báo cáo này phân loại sản phẩm nhựa thành các danh mục lớn dựa trên rủi ro ô nhiễm, mà WWF tin rằng sẽ hỗ trợ hiệu quả các quy định ở cấp độ toàn cầu, thay vì tạo ra quy định pháp lý cho các mặt hàng nhựa riêng lẻ vừa phức tạp vừa có thể tạo ra những kẽ hở tiềm ẩn. 

Nhận thấy mối quan hệ phức tạp, liên thông và lan toả rộng rãi của các sản phẩm nhựa trong đời  sống xã hội, báo cáo cũng xem xét mọi hậu quả không mong muốn về môi trường, sức khỏe và xã hội của việc loại bỏ hoặc thay thế một số loại nhựa nhất định. 

“Chúng ta bị mắc kẹt trong một hệ thống mà hiện tại đang sản xuất một lượng nhựa vượt quá khả năng xử lý của bất kỳ quốc gia nào, dẫn đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa ảnh hưởng đến môi trường và xã hội” - Marco Lambertini - đại diện của WWF cho biết.

“Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn. Theo tốc độ này, đến năm 2040, lượng nhựa sản xuất sẽ tăng gấp đôi, lượng nhựa bị rò rỉ vào đại dương sẽ tăng gấp ba và tổng lượng ô nhiễm nhựa trong đại dương sẽ tăng gấp bốn lần. Chúng ta không thể cho phép điều này xảy ra. Ô nhiễm nhựa là một vấn đề toàn cầu, đòi hỏi một giải pháp toàn cầu. Các nhà đàm phán cần chú ý đến hướng dẫn trong báo cáo này và cùng nhau để tạo ra một hiệp ước với các quy tắc toàn cầu ràng buộc toàn diện và cụ thể có thể xoay chuyển cuộc khủng hoảng nhựa.” - Đại diện của WWF thông tin.

Với đặc tính rẻ và linh hoạt, với vô số ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, gần một nửa lượng nhựa được sản xuất ra được sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần hoặc ngắn hạn, có thể mất hàng trăm năm để phân huỷ. Và hầu hết được tiêu thụ và sử dụng ở các nước có thu nhập trung bình và cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng, năm 2015, 60% tổng số nhựa từng được sản xuất đã hết hạn sử dụng và trở thành rác thải. Trong khi chỉ chưa đến 10% sản phẩm nhựa được tái chế trên toàn cầu. 

Ông Lambertini cho biết thêm: “nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp, từ cấm các vật dụng  bằng nhựa như: túi nilon, ống hút, đến các hạt vi nhựa trong mỹ phẩm hoặc thực phẩm và đồ uống sử dụng một lần. Nhưng chúng ta biết điều này là chưa đủ. Chúng ta cần các cách tiếp cận phối hợp được dẫn dắt bởi các quy tắc thống nhất trên toàn cầu, tạo ra sự khác biệt trên quy mô lớn và một sân chơi bình đẳng cho các quốc gia và doanh nghiệp. Bây giờ là năm 2023, không có lý do nào để giữ lượng lớn sản phẩm nhựa một lần được lưu thông trên toàn cầu khi chúng ta biết những tác hại của chúng, làm tắc nghẽn nguồn nước, ô nhiễm đại dương và xâm nhập vào trong chuỗi thực phẩm. Các ngành công nghiệp đã có nhiều công nghệ trong tầm tay để tạo ra các giải pháp thay thế bền vững hơn. Chúng ta cần các quy định và những ưu đãi để hỗ trợ quá trình chuyển đổi này, bắt đầu sự đổi mới và thúc đẩy thương mại dành cho các giải pháp thay thế bền vững”.

Mặc dù đã có các quy định và giải pháp tự nguyện ở cấp quốc gia, nhưng chừng đó là chưa đủ để ngăn chặn nhựa thất thoát ra môi trường ở một điểm và di chuyển tới một điểm khác cách đó  hàng trăm thậm chí hàng nghìn ki-lô-mét. Nhựa sử dụng một lần, vi nhựa và thiết bị đánh cá bị thất lạc hoặc bị vứt bỏ - còn gọi là "ngư cụ ma" - hiện đang góp phần lớn vào ô nhiễm nhựa đại dương. 

“Nhiều cộng đồng không có đủ cơ sở hạ tầng để đối phó với rác thải nhựa xâm nhập môi trường  sống của họ, trong khi Chính phủ cũng không đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ thu gom. Vì vậy, các cộng đồng này phải tự quản lý chất thải, có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe của họ,” - Zaynab Sadan, Điều phối viên chính sách về nhựa của WWF tại Châu  Phi cho biết. “Loại bỏ nhựa sử dụng một lần không cần thiết và có rủi ro cao là bước đầu tiên hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và công bằng hơn. Nhưng hiệp ước phải đảm bảo công nhận và cân nhắc tới những người có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm, chẳng hạn như nhóm lao động thu gom rác thải phi chính thức. Các cuộc đàm phán ở Paris là một cơ hội không thể bỏ qua để đưa ra các biện pháp toàn cầu có thể giúp chúng ta tránh xa tư duy sử dụng một lần - một nguyên nhân thúc đẩy cuộc khủng hoảng khí hậu và môi trường - đồng thời hướng chúng ta tới việc phục hồi và sống hài hoà hơn với thiên nhiên.” 

Sau một khởi đầu đầy hứa hẹn tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban Đàm phán Liên Chính phủ (INC) vào năm ngoái, các phái đoàn tham gia đàm phán giờ đây cần phải bổ sung chi tiết nội dung của văn bản hiệp ước để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa một cách hiệu quả và công bằng nhất.

WWF là tổ chức độc lập, với hơn 30 triệu người ủng hộ và có một mạng lưới toàn cầu hoạt động tích cực trên 100 quốc gia. Sứ mệnh của WWF là ngăn chạn việc suy thoái môi trường và thiên nhiên trái đất, xây dựng một tương lai con người sống hài hoà với thiên nhiên, bằng cách bảo tồn đa dạng sinh học trên trái đất, đảm bảo việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên tái tạo một cách bền vững, thúc đẩy giảm ô nhiễm, tiêu dùng lãng phí.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

VinFast Green - Đáp án hoàn hảo cho bài toán chuyển đổi xanh tại Việt Nam

DNTH: Bắt đầu mở cọc, các dòng xe VinFast Green đã nhanh chóng nhận được hàng loạt đơn hàng lớn từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải cũng như các bác tài. Giới chuyên môn kỳ vọng, bộ 4 mẫu xe này sẽ thúc đẩy xanh hóa dịch...

Đề xuất chi 3,7 tỷ đồng để gom rác trên sông Sài Gòn

DNTH: Sở Giao thông công chánh TP.HCM đề xuất UBND thành phố chấp thuận Trung tâm Quản lý đường thủy thu gom rác trên một đoạn sông Sài Gòn để xử lý môi trường.

Việt Nam sẽ lập khu công nghiệp tái chế tài nguyên

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam và Bộ Môi trường Hàn Quốc đang thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án thành lập khu công nghiệp tái chế tài nguyên...

UBND tỉnh Bắc Giang và Vingroup ký kết hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

DNTH: Ngày 28/02/2025 - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát huy tối đa thế mạnh của hai bên để thúc đẩy phát triển xanh giai đoạn...

“Thứ 4 Ngày Xanh” - Từng hành động nhỏ, dựng tương lai xanh

DNTH: Các chuyên gia nhận định với cách làm sáng tạo, quy mô rộng khắp và đi sâu vào từng lĩnh vực thiết yếu trong đời sống, chiến dịch “Thứ 4 Ngày Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup phát động sẽ thúc đẩy từng cá...

Thu gom được khoảng 7 tấn dầu vón cục xuất hiện bất thường trên bờ biển Quảng Nam

DNTH: Ngày 27/2, UBND xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, nhờ huy động kịp thời và sự tích cực của các lực lượng thu gom, đến ngày 27/2, hầu hết số dầu vón cục (khoảng 7 tấn) xuất hiện bất thường trên bãi biển...

XEM THÊM TIN