Xã Canh Nậu - Thạch Thất (Hà Nội): Mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu quảng bá và sản phẩm OCOP làng nghề gắn với du lịch

10:10 | 24/12/2024

DNTH: Huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội có hơn 50 làng nghề truyền thống, thu hút hàng chục nghìn lao động nông thôn.

Canh Nậu, Dị Nậu, Chàng Sơn, Hương Ngải... đều là những làng nghề làm đồ gỗ truyền thống. Trong số các làng nghề truyền thống đó, xã Canh Nậu, diện tích khoảng 5,06 km², với dân số khoảng 17.690 người, từ bao đời nay nổi tiếng với nghề làm đồ gỗ truyền thống, hầu hết các hộ gia đình tại đây đều làm nghề "Cha truyền con nối".

Ảnh: Bằng công nhận làng nghệ Mộc xã Canh Nậu huyện Thạch Thất
Ảnh: Bằng công nhận làng nghệ Mộc xã Canh Nậu huyện Thạch Thất
Chính những điều đó đã giúp làng nghề Đồ gỗ Canh Nậu trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển chung của huyện Thạch Thất, đồng thời cũng dần khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần mang lại những giá trị kinh tế cao, thúc đẩy nền kinh tế làng nghề phát triển bền vững, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động trong xã và nhiều địa phương lân cận.
Xã Canh Nậu - Thạch Thất (Hà Nội): Mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu quảng bá và sản phẩm OCOP làng nghề gắn với du lịch  6
Di tích Đình Canh Nậu và bảng xếp hạng di tích Chùa Chôn Bốn xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất 
Chính vì vậy, Hội gỗ mỹ nghệ Canh Nậu đã tổ chức lễ ra mắt với mục đích phát triển và bảo tồn nghề mộc truyền thống; động viên các nghệ nhân, thợ giỏi tạo ra những tác phẩm như một lời tri ân với tổ tiên và làm ra những sản phẩm tốt nhất để phục vụ xã hội. Đây cũng là một sân chơi để trao đổi, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực nghề nghiệp.
Xã Canh Nậu - Thạch Thất (Hà Nội): Mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu quảng bá và sản phẩm OCOP làng nghề gắn với du lịch  5
Ông Đỗ Ngọc Quang - Chủ tịch UBND xã Canh Nậu (ngoài cùng bên phải) và ông Nguyễn Đức Đãng - Chủ nhiệm Hội gỗ mỹ nghệ Canh Nậu (thứ 2 từ phải sang)
Hội gỗ mỹ nghệ Canh Nậu đã thu hút được rất nhiều thành viên, trong đó là những người thợ lành nghề, nghệ nhân giỏi... đều đặn tham gia sinh hoạt với mục tiêu hỗ trợ nhau phát triển sản xuất và truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ.
 
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội gắn với nâng cao chất lượng đời sống nhân dân Hội gỗ mỹ nghệ Canh Nậu đã phối hợp với UBND xã Canh Nậu đăng ký với UBND Thành phố: Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã Canh Nậu.
Xã Canh Nậu - Thạch Thất (Hà Nội): Mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu quảng bá và sản phẩm OCOP làng nghề gắn với du lịch  7
Những hoạ tiết tinh xảo của nghệ nhận làng nghề Mộc xã Canh Nậu hiện nay
Việc ra đời Trung tâm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề, xây dựng chuỗi liên kết từ thiết kế sáng tạo, sản xuất – chế biến, tiêu thụ sản phẩm (thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế) trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn trong kinh tế tuần hoàn, góp phần xây dựng, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Xã Canh Nậu - Thạch Thất (Hà Nội): Mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu quảng bá và sản phẩm OCOP làng nghề gắn với du lịch  8
Mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu quảng bá và sản phẩm OCOP làng nghề gắn với du lịch 
Mô hình cũng tạo môi trường liên kết giữa nghệ nhân, đội ngũ thiết kế trẻ với tinh thần khởi nghiệp; các viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành, tổ chức quốc tế phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế của cộng đồng tại làng nghề truyền thống trên địa bàn các huyện, thị xã trong Thành phố Hà Nội.
 
Dưới đây là một số hình ảnh về sản phẩm của làng nghề và giấy chứng nhận sản phẩm đạt OCOP:

 
 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN