Xã Tiên Dương (Đông Anh, Hà Nội): Công ty Hưng Đạt có dấu hiệu gian lận hồ sơ dự thầu và thi công ẩu ở hai gói thầu gần 20 tỷ đồng
23:55 | 22/02/2022
DNTH: Công ty cổ phần thương mại và thiết kế xây dựng Hưng Đạt trúng liên tiếp hai gói thầu có tổng mức đầu tư gần 20 tỷ đồng tại xã Tiên Dương. Không những có dấu hiệu gian lận hồ sơ dự thầu mà công ty này còn để “lộ” nhiều dấu hiệu thi công chậm tiến độ, sai hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt để mời thầu.
Ngày 15/3/2020, chủ tịch UBND xã Tiên Dương thời điểm đó, ông Trần Văn Sáng ký Quyết định số 167/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp + hạng mục chung công trình kè ao số 7 xóm Thượng, thôn Lương Nỗ. Theo đó, Công ty Hưng Đạt trúng thầu với giá 10.311.090.000 đồng. Gói thầu hơn 10 tỷ đồng nhưng chỉ giảm giá được khoảng 13 triệu đồng.

Ngay sau đó 1 ngày, ông Trần Văn Sáng tiếp tục ký Quyết định số 168/QĐ-UBND phê duyệt cho Công ty Hưng Đạt trúng gói thầu xây lắp + hạng mục chung công trình Kè ao số 8 xóm Thượng, thôn Lương Nỗ với giá trúng thầu là 8.961.484.000 đồng. Gói thầu gần 9 tỷ đồng này tiết kiệm được cho ngân sách chưa đến 12 triệu đồng.
Dấu hiệu gian lận hồ sơ dự thầu (E - HSDT)
Mặc dù đấu thầu rộng rãi qua mạng nhưng trùng hợp cả 2 gói thầu này đều chỉ có một mình Công ty cổ phần thương mại và thiết kế xây dựng Hưng Đạt tham gia dự thầu và trúng thầu. Ở cả 2 gói thầu xây lắp này, Công ty Hưng Đạt đều đề xuất 1 Chỉ huy trưởng công trình duy nhất là ông Nguyễn Văn Đạt (sinh ngày 14/06/1987) là kỹ sư xây dựng cầu đường.
Không chỉ sử dụng một người làm Chỉ huy trưởng công trình ở hai gói thầu xây lắp cùng thời điểm, Công ty Hưng Đạt còn sử dụng nhân sự chủ chốt khác “phân thân” cho hai vị trí khác nhau trong hai gói thầu này. Cụ thể, để trúng gói thầu kè ao số 7, Công ty Hưng Đạt đề xuất ông Nguyễn Đăng Hưng (sinh ngày 20/6/1984) là kỹ sư kỹ thuật công trình xây dựng vào vị trí cán bộ phụ trách an toàn lao động. Nhưng tại gói thầu kè ao số 8, ông Hưng lại tham gia vào vị trí cán bộ kỹ thuật.

Như vậy, chỉ trong hai ngày liên tiếp, Công ty Hưng Đạt đã sử dụng nhiều nhân sự chủ chốt trùng nhau ở hai gói thầu xây lắp. Điều đáng nói là, cả hai gói thầu đều do UBND xã Tiên Dương làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần tư vấn kỹ thuật xây dựng Nhật Minh làm tư vấn cũng như đánh giá E - HSDT. Tại sao các đơn vị này lại không phát hiện ra điều này hay có một lý do nào khác?
Việc quy định huy động nhân sự không được trùng lặp nhau giữa các gói thầu xây lắp diễn ra trong cùng một thời điểm là để yêu cầu nhà thầu phải đáp ứng đủ năng lực, số lượng nhân sự chủ chốt. Qua đó, gói thầu sẽ đảm bảo được tiến độ, chất lượng công trình khi đi vào thi công.
Theo Điều 89 Luật Đấu thầu và Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT thì nhà thầu không được kê khai những nhân sự đã huy động cho gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với gói thầu này. Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận. Trong công tác đấu thầu, nếu nhà thầu vi phạm một trong những hành vi bị cấm được quy định tại khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu thì nhà thầu đó sẽ bị cấm tham gia đấu thầu từ 3 đến 5 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Thi công “ẩu”, "ì ạch”, sai hồ sơ thiết kế?
Đã gần 2 năm sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng không hiểu vì lý do gì mà đến nay cả hai dự án vẫn đang thi công “ì ạch” gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Hai gói thầu đã đi vào thi công những hạng mục đầu tiên và còn có những dấu hiệu thi công ẩu, sai hồ sơ bản vẽ thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.
Mái taluy được thiết kế đắp đất K95, trồng thảm cỏ nhưng thực tế vật liệu có dấu hiệu không đảm bảo thiết kế kỹ thuật. Đất đắp kè ao số 7 được nhà thầu dùng trạc thải lẫn nhiều gạch vỡ, đá và cả rác thải.




Theo yêu cầu của E - HSMT thì gạch không nung có kích thước 6,5 x 10,5 x 22 (cm). Trên thực tế, loại gạch nhà thầu sử dụng bé hơn nhiều và có hình thái không đảm bảo. Ví dụ như độ dày của gạch chỉ là 6 cm, độ rộng chỉ 10 cm và chiều dài viên gạch chưa đến 21 cm.

Nhà thầu Công ty Hưng Đạt bị phản ánh sử dụng nhiều chất thải xây dựng, trạc thải để san lấp, làm đất đắp nền đường dạo. Thiết kế mời thầu lại nêu rõ, phần đất đào trong hồ được tận dụng làm đất đắp kè, bờ mương nhưng không được sử dụng để làm đất đắp nền đường dạo. Lớp đắp nền đường có độ đằm chặt k = 0,95.




Về yêu cầu kỹ thuật công trình, vật liệu trước khi đem sử dụng phải được kiểm tra và được chủ đầu tư chấp nhận. Vậy câu hỏi đặt ra, những vật liệu nhà thầu Hưng Đạt sử dụng có đảm bảo chất lượng và yêu cầu của gói thầu hay không? Chủ đầu tư là UBND xã Tiên Dương có sát sao kiểm tra hay không khi mà nhiều ngày khảo sát trên công trường thì phóng viên nhận thấy không hề có sự có mặt của các cán bộ kỹ thuật công trình, đơn vị tư vấn giám sát hay đại diện chủ đầu tư?
Trong quá trình thi công, Công ty Hưng Đạt chỉ có cảnh báo sơ sài, vật liệu không có nơi tập kết để tràn ra đường giao thông, không có lán trại, thi công bị "tố" gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Tất cả các yêu cầu này đã được nêu rõ khi mời thầu và đều được tính chi phí trong dự toán của gói thầu nhưng dường như Công ty Hưng Đạt đã “cắt bỏ” hết những hạng mục này.
Về yêu cầu vệ sinh môi trường: nhà thầu phải sử dụng các biện pháp hợp lý để đảm bảo vệ sinh môi trường thi công, đảm bảo quy định vệ sinh môi trường, giao thông nông thôn, không làm ảnh hưởng tới hoạt động và sinh hoạt bình thường của các công trình lân cận.
Để vốn đầu tư công được sử dụng hiệu quả, công trình được thi công đúng thiết kế, đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, đề nghị UBND huyện Đông Anh, UBND xã Tiên Dương tiếp nhận thông tin phản ánh và nhanh chóng vào cuộc xác minh làm rõ những sai phạm nếu có của Công ty Hưng Đạt.
Nguyễn Mạnh
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Công ty cổ phần thương mại và thiết kế xây dựng Hưng Đạt /
- thi công ẩu /
- gian lận hồ sơ dự thầu /
- xã Tiên Dương /
- Đông Anh /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng
DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha
DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...