Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế biến động khó lường
11:40 | 05/02/2025
DNTH: Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tháng 2/2025, ở Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 45 - 65 km trong các kỳ triều cường. Xâm nhập mặn có xu thế biến động khó lường, các địa phương cần đề phòng các tình huống gia tăng đột xuất trong các đợt triều cường.
Cục Thủy lợi cho biết, tháng 2, ở vùng các cửa sông Cửu Long, ranh mặn 4 g/l có khả năng xâm nhập từ 45 - 60 km, so với năm 2024 cao hơn từ 1 - 3km, so với năm 2020 thấp hơn từ 6 - 13 km; so với năm 2016 thấp hơn từ 3 - 5 km. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 45 - 50 km trong các kỳ triều cường.
Ở sông Vàm Cỏ, ranh mặn 4 g/lít lớn nhất trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây ở mức 65-70km, so với năm 2024 thấp hơn từ 3-5km, so với năm 2020 thấp hơn từ 20 - 27 km, so với năm 2016 thấp hơn từ 19 - 25 km. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi từ 60 - 65km trong các kỳ triều cường.
Trên sông Cái Lớn, hiện cống Cái Lớn – Cái Bé đưa vào vận hành, nên xâm nhập mặn được kiểm soát.
Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam dự báo, mặn xâm nhập mùa kiệt 2024-2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Các tỉnh cơ bản đã hoàn thành việc xuống giống vụ Đông Xuân. Nhu cầu nước trên đồng bằng vào thời kỳ sử dụng nước cao điểm trùng với thời kỳ khan hiếm nước trên đồng bằng, Tháng 2 đến tháng 4 là thời kỳ mặn cao, vì vậy các địa phương ven biển cần chủ động các giải pháp ứng phó phòng chống hạn mặn phù hợp với điều kiện của vùng.
Cụ thể, vùng thượng Đồng bằng sông Cửu Long nguồn nước đủ, khó khăn chủ yếu ở vùng núi cao Tịnh Biên, Tri Tôn, cần thực hiện các biện pháp trữ nước và tưới tiết kiệm nước. Vùng giữa nguồn nước cơ bản đảm bảo, vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn và tích nước, khi lấy ngọt hoặc tưới cho cây trồng cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn, nhất là đối với cây ăn quả. Vùng ven biển xâm nhập mặn bất thường có thể làm ảnh hưởng đến nguồn nước và sản xuất ở các hệ thống thuỷ lợi ven biển như Gò Công, Bắc Bến Tre, vùng ven biển Trà Vinh và hệ thống Long Phú - Tiếp Nhật.
Do vậy, nước cần đảm bảo cho các vùng ăn trái thuộc huyện Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam thuộc tỉnh Bến Tre; huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam khuyến cáo, việc tích trữ nước hợp lý sẽ đảm bảo nguồn nước cho sản xuất đủ diện tích theo kế hoạch hàng năm của các địa phương. Tích nước bất thường có thể làm mặn vào sâu hơn so với dự báo. Các địa phương chủ động các giải pháp thích ứng với hạn hán và xâm nhập mặn trong năm, theo dõi cập nhật các bản tin để chủ động tích trữ nước phục vụ dân sinh và đảm bản an toàn cho sản xuất.
Cục Thủy lợi tiếp tục tổ chức tăng cường theo dõi thông tin nguồn nước thượng nguồn sông Mekong, nhận định, theo dõi xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025, kịp thời cung cấp cho các địa phương tổ chức sản xuất.
Trong tháng 1/2025, xâm nhập mặn đạt giá trị cao nhất trong kỳ triều cường từ ngày 27 - 31/1/2025. Ranh mặn 4g/l lớn nhất vùng cửa sông Cửu Long từ 39 - 60 km (tùy từng cửa sông), so với trung bình nhiều năm cao hơn 6 - 15 km; so với năm 2024 cao hơn từ 3 - 14 km; so với năm 2016 thấp hơn từ 3 - 5 km; so với năm 2020 thấp hơn từ 5 - 8 km. Ranh mặn 4gl vùng 2 sông Vàm Cỏ từ 45-53 km, so với trung bình nhiều năm cao hơn từ 1 - 6 km, so với năm 2024 thấp hơn từ 12 - 15 km, so với năm 2016 thấp hơn từ 35 - 40 km, so với năm 2020 thấp hơn từ 30 - 32 km.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/dia-phuong/xam-nhap-man-o-dbscl-co-xu-the-bien-dong-kho-luong-20250204110353849.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- lấy nước /
- Triều cường /
- công trình thủy lợi /
- xâm nhập mặn /
- đồng bằng sông Cửu Long /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Ngành thuỷ nông chống hạn xuyên Tết, hơn 55% diện tích vụ Xuân đã đủ nước
DNTH: Trong những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng trăm công nhân ngành thuỷ nông Hà Nội duy trì công tác ứng trực tại các trạm bơm, vận hành tối đa công suất các tổ máy để tranh thủ nguồn nước, bảo đảm không để thiếu nước...
Che phủ nilon 100% diện tích mạ xuân để phòng tránh rét
DNTH: Để phòng tránh rét, các tỉnh thành được khuyến cáo che phủ nilon 100% diện tích mạ xuân, hạn chế tối đa trà lúa xuân sớm, xuân trung, tập trung trà lúa xuân muộn.
Vui xuân không quên đồng ruộng
DNTH: Dù Tết đang đến gần song nông dân Phú Yên vẫn tất bật ra đồng chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại lúa đông xuân.
Hà Nội vận hành 148 trạm bơm lấy nước làm đất, gieo cấy vụ Đông Xuân
DNTH: Sau đợt 1 điều tiết nước hồ thủy điện, các tổ chức thủy lợi của thành phố Hà Nội đã vận hành 148 trạm bơm với 358 tổ máy, tổng lưu lượng 582.000 m3/giờ; tăng 7 trạm bơm và 32 tổ máy so với ngày 15/1.
Phụ phẩm nông nghiệp: Nguồn tài nguyên ẩn giấu chưa được khai phá
DNTH: Việc tái chế phụ phẩm và áp dụng các giải pháp bảo quản thông minh sẽ tạo nên một hệ sinh thái thực phẩm tuần hoàn.
Mùa thuốc lá thất bại, nông dân lao đao
DNTH: Thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cây thuốc lá mắc các bệnh trắng lá, xoắn ngọn khiến người nông dân phải nhổ bỏ trồng mới, hoặc dặm lại.
Đô thị cuộc sống
-
Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết
-
Công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5
-
Da Nang Downtown – tâm điểm hút khách tại Đà Nẵng đầu năm Ất Tỵ 2025
-
Nhiều gia đình loay hoay tìm người giúp việc sau Tết
-
Mùng 4 Tết, cầu Rạch Miễu tái diễn 'điệp khúc' ùn ứ kéo dài
-
Đổi thay trên quê hương Bác Hồ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...