Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị ở Lạng Giang
16:54 | 25/12/2024
DNTH: Với nhiều cách làm sáng tạo, nỗ lực và quyết tâm cao trong thực hiện kế hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, từng bước chuyển mình mạnh mẽ và toàn diện.
Năm 2024, với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự quyết tâm của Nhân dân, huyện Lạng Giang đã hoàn thành xây dựng 12/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 63,16% số xã, hoàn thành vượt 13,16% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Trong đó, 02/19 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 10,53% số xã, hoàn thành vượt 0,53% so với mục tiêu Đại hội và có 99/230 thôn được Chủ tịch UBND huyện Lạng Giang công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu đạt 43% số thôn, vượt 8% so với mục tiêu Đại hội; hoàn thành 6/9 tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Cùng đó, huyện đã chỉ đạo các xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục công trình để hoàn thành 02 tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2024 gồm: Tiêu chí Quy hoạch và tiêu chí Môi trường. Theo đó, toàn huyện đã huy động được trên 2.380 tỷ đồng để đầu tư các hạng mục công trình (trong đó: Ngân sách Trung ương: 14,7 tỷ đồng; Ngân sách tỉnh: 287,3 tỷ đồng; Ngân sách huyện: 1.993 tỷ đồng; Ngân sách xã: 71,2 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp: 16,6 tỷ đồng, Vốn khác: 6,225 tỷ đồng).
Trong đó các xã: Hương Lạc, Yên Mỹ, Mỹ Hà đầu tư nâng cao chất lượng tiêu chí giao thông, văn hoá, giáo dục. Đối với các xã: Tiên Lục, Nghĩa Hưng, An Hà, Đào Mỹ, Thái Đào, Xương Lâm, Tân Hưng thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Đến nay, xã Hương Lạc đã hoàn thành các hạng mục công trình; xã Mỹ Hà đã hoàn thành 8/10 hạng mục; 02/10 hạng mục đang triển khai thực hiện; xã Yên Mỹ đã hoàn thành 4/6 hạng mục; 02/6 hạng mục đang triển khai thực hiện. Đối với 22 thôn xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu, đến nay 22/22 thôn đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận thôn nông thôn mới kiểu mẫu theo kế hoạch.

Trong phát triển sản phẩm OCOP, huyện tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm, tiếp tục nhân rộng các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, nâng hạng sản phẩm Đông trùng Hạ thảo sấy thăng hoa thành sản phẩm OCOP 4 sao của Công ty TNHH nấm dược liệu ADENCO tại xã Dương Đức; quan tâm xúc tiến thương mại, quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho bà con nông dân.

Hoàn thành công nhận sản phẩm OCOP dự kiến cả năm 2024 gồm 09 sản phẩm công nhận mới (rượu men lá Thu Hương, rượu men lá Thắng Mai, mì bún lứt JVOFOOD, rượu nếp cái Hoa vàng, bò một nắng Núi Hản, cơm cháy chà bông, trứng gà núi, bánh dày Thanh Lương, nấm rơm khô), và 11 sản phẩm công nhận lại (giò lụa Thanh Thao, nấm rơm tươi, nem ông Tề, gạo nếp thơm Đại Lâm, mật ong Tân Hưng, nấm rơm sơ chế Tân Thanh, gạo dẻo Hai Lúa, ruốc lợn sạch Thanh Thao, nấm rơm Hưng Vượng, mật ong Nghĩa Hòa, măng tây An Hà).
Bên cạnh đó, ở các thôn xây dựng nông thôn mới đã xây dựng và phát huy nhiều mô hình về phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập của người dân khu vực nông thôn, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã. Trong đó, có 02 hộ chăn nuôi lợn ở xã Tân Thanh tham gia Dự án khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt VietGAHP, liên kết HTX với chuỗi giá trị và xây dựng sản phẩm OCOP” giai đoạn 2022 - 2024. Mô hình Ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi cá rô phi thâm canh liên kết sản xuất đối với 02 hộ, quy mô 5000m2/hộ tại Thái Đào và Đại Lâm; mô hình Chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học, số lượng 80 con/02 hộ tại Tân Thanh; Trung tâm triển khai xây dựng Mô hình nuôi gà lông màu an toàn sinh học, quy mô: 2.000 con/hộ tại xã Nghĩa Hòa.
Ngoài ra, các hoạt động thông tin, tuyên truyền được thực hiện hiệu quả với nhiều đổi mới về hình thức và nội dung, đáp ứng nhu cầu Nhân dân. Tổ chức Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và Công tác Gia đình” năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và xây dựng đô thị văn minh đạt hiệu quả. Từng bước nâng cao tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn; hoàn thiện cơ sở vật chất nhà văn hóa, khu thể thao của các thôn, xã; nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn hướng đến “sáng - xanh - sạch - đẹp”.

Song song với xây dựng nông thôn mới, quá trình phát triển đô thị Lạng Giang cũng có những tín hiệu tích cực. Đến nay, toàn huyện có 56.466/58.773 gia đình đăng ký đạt gia đình VH (đạt 96,1%); có 254/261 thôn, tổ dân phố đăng ký đạt văn hóa (bằng 97,3%); có 02/02 thị trấn đăng ký đạt chuẩn đô thị văn minh; có 21/21 xã, thị trấn đăng ký đạt “Xã, thị trấn tiêu biểu” (bằng 100%). Kết quả: 55.923/58.773 gia đình đăng ký đạt gia đình VH (đạt 95%); có 219/261 thôn, tổ dân phố đăng ký đạt văn hóa (bằng 84%); có 02/02 thị trấn đăng ký đạt chuẩn đô thị văn minh.
Những kết quả trên là những bước tiến dài trong xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị của huyện Lạng Giang tạo động lực để huyện phấn đấu duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí huyện NTM, huyện NTM nâng cao trong năm 2025 đồng thời đủ điều kiện tiến lên thị xã trước năm 2030.
Phan Trang - Thế Chiến
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Lạng Giang /
- OCOP /
- Bước tiến dài /
- nông thôn mới nâng cao /
- phát triển đô thị /
- Bắc Giang /
- Xây dựng nông thôn mới /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng
DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...