Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn: Đòn bẩy từ tăng trưởng nông nghiệp

10:44 | 01/09/2019

DNTH: Năm 2010, trước khi triển khai Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Sóc Sơn chỉ đạt 86 triệu đồng/ha/năm. Đến nay, con số này đã cao gấp 3,2 lần, lên mức 275 triệu đồng/ha/năm.

Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ

Nằm ở phía Bắc của Thủ đô, Sóc Sơn từng là một trong những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất của Hà Nội giai đoạn trước mở rộng địa giới hành chính năm 2008. Diện tích đất nông nghiệp lên tới 13.559ha, với 47.293 hộ trực tiếp sản xuất, nhưng giá trị canh tác năm 2010 mới đạt 86 triệu đồng/ha/năm. Kéo theo đó, thu nhập bình quân đầu người chỉ dừng ở 18,1 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn tới 15%.

Thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020”, HĐND huyện Sóc Sơn đã ban hành một loạt cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

 Chăm sóc thanh long tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Lâm Nguyễn 

Có thể kể tới là Nghị quyết số 09/2011/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các xã thực hiện dồn điền đổi thửa; Nghị quyết số 27/2013/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đưa máy cấy vào sản xuất nông nghiệp; Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp”…

Bên cạnh đó, huyện cũng tích cực triển khai hỗ trợ xây dựng các nhãn hiệu tập thể. Thúc đẩy liên kết chuỗi. Khuyến khích người nông dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Triển khai 3.300 máy làm đất, máy cấy, máy gặt các loại vào canh tác nông nghiệp...

Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành được 32 vùng sản xuất chuyên canh tập trung cho giá trị kinh tế cao. Xây dựng và duy trì thành công 7 nhãn hiệu tập thể, 9 chuỗi liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.

Các mặt hàng nông sản sau khi được xây dựng thương hiệu giúp tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân từ 1,5 – 2 lần. Nhờ đó, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đã tăng lên mức 275 triệu đồng/ha, cao gấp 3,2 lần so với 10 năm trước.

Xóa rào cản từ cơ chế

Cơ chế, chính sách hỗ trợ được triển khai những năm qua đã tạo chuyển biến tích cực trong phát triển nông nghiệp của huyện Sóc Sơn. Đây cũng là cơ sở giúp địa phương từng bước hoàn thành và nâng cao nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo.

Dù vậy, nhìn nhận thẳng thắn, phát triển nông nghiệp của huyện Sóc Sơn vẫn còn đó những hạn chế. Điển hình là việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất chưa phổ biến. Liên kết chuỗi giữa người nông dân và DN còn hạn chế, chưa tạo được nhiều vùng sản xuất hàng hóa lớn để kết nối với thị trường tiêu thụ. Cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp chưa hấp dẫn...

Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn Phạm Xuân Phương cho biết, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, trang trại. Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp. Ưu tiên phát triển các giống mới, kỹ thuật mới cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”...

Để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn, ông Phạm Xuân Phương kiến nghị TP tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích DN tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND về Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn TP Hà Nội đến năm 2025. Đồng thời, hỗ trợ ngân sách thực hiện cứng hóa giao thông nội đồng phục vụ phát triển các vùng nông nghiệp chuyên canh tập trung.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Sóc Sơn đã có 20/25 xã đạt chuẩn, 5 xã còn lại hiện đạt và cơ bản đạt từ 15 – 17/19 tiêu chí. Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ, huyện cũng đã đạt 6/9 tiêu chí, còn 3 tiêu chí cơ bản đạt. Sóc Sơn đang phấn đấu trở thành “Huyện nông thôn mới” trong năm 2019.

Theo KTĐT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế

DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.

Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh

DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...

XEM THÊM TIN