Xây dựng NTM ở Phước Tỉnh: Dân đồng tình, thành công đến sớm

22:39 | 30/08/2019

DNTH: Qua gần 3 năm triển khai thực hiện, với tinh thần quyết tâm cao, đến nay chính quyền và nhân dân xã Phước Tỉnh đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới (NTM), đúng lộ trình đề ra.

Đến thăm xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vào một ngày giữa tháng 8, chính quyền và nhân dân trong xã đang rộn ràng, phấn khởi chuẩn bị đón nhận bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Thu nhập bình quân 58 triệu đồng/người

xay dung ntm o phuoc tinh: dan dong tinh, thanh cong den som hinh anh 1

 Phân loại tôm tại cơ sở sơ chế tôm của anh Trần Văn Quynh (ấp Phước Thắng, xã Phước Tỉnh), một trong những hộ làm kinh tế giỏi của địa phương. Ảnh: P.T

Đến thời điểm này, huyện Long Điền có 5 xã đạt chuẩn NTM, gồm: An Ngãi, An Nhứt, Tam Phước, Phước Hưng và Phước Tỉnh; quy hoạch 2 đô thị là thị trấn Long Điền và thị trấn Long Hải.

Sau gần 3 năm thực hiện phong trào “Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng cả nước chung sức xây dựng NTM”, diện mạo nông nghiệp, nông thôn Phước Tỉnh đã và đang ngày càng khởi sắc.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Phan Thạch - Chủ tịch UBND xã chia sẻ, cái được lớn nhất của xây dựng NTM ở xã Phước Tỉnh là tạo công ăn việc làm cho người lao động. Chính quyền địa phương đã tích cực phối hợp với các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đào tạo nghề, hỗ trợ vốn, tạo điều kiện cho hơn 12.000 lao động có việc làm ổn định (đạt 99,9%). Nhờ đó, mức thu nhập của người dân tăng lên từng năm.

“Nếu như năm 2018, thu nhập bình quân của người dân đạt 51 triệu đồng thì đến tháng 8/2019 đã tăng lên 58 triệu đồng. Ngoài ra, còn phải kể đến hệ thống giao thông nông thôn. Hiện nay 100% tuyến đường liên xã, liên thôn ấp đã được bêtông hóa, nhựa hóa, tạo điều kiện cho người dân đi lại, thông thương, do vậy mà địa phương có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện” - ông Thạch cho biết.

Phước Tỉnh là địa phương ven biển, với hơn 28.000 nhân khẩu được phân bố trên 15 ấp, trong đó tỷ lệ người dân theo đạo Thiên Chúa giáo chiếm 53%. Ngành nghề chính ở địa phương là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản. Trong đó, dịch vụ hậu cần nghề cá là trọng tâm, ngư nghiệp là đòn bẩy, là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.

Theo lời giới thiệu của Chủ tịch UBND xã, chúng tôi đến thăm cơ sở sơ chế tôm của gia đình anh Trần Văn Quynh ở ấp Phước Thắng, một trong những hộ phát triển kinh tế tiêu biểu của địa phương.

Trong căn nhà xây khá khang trang, anh Quynh vui vẻ cho hay: “Để có sản phẩm tôm không sử dụng hóa chất, phơi khô tự nhiên, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài, tôi đã bỏ ra khoảng 3,5 tỷ đồng đầu tư lò hơi hấp tôm, máy sàng, máy bóc vỏ, kho lạnh, nhà xưởng… và hệ thống xử lý nước thải. Bình quân mỗi ngày, cơ sở sản xuất khoảng 2 tấn tôm khô. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, gia đình tôi thu lãi hơn 300 triệu đồng/năm”.

Chung tay xây dựng NTM

Từ sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của người dân nên qua gần 3 năm thực hiện phong trào xây dựng NTM, nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn xã Phước Tỉnh đã đóng góp hơn 58 tỷ đồng, hiến 2.260m2 đất, trên 2.000 ngày công lao động để mở rộng các tuyến đường, thực hiện các mô hình “camera an ninh”, “đèn đường chiếu sáng”; xây dựng trường học, trụ sở ấp, cơ sở văn hóa…

Ông Phạm Văn Long - Bí thư chi ủy, Trưởng Ban điều hành ấp Phước Thắng cho biết, công tác tuyên truyền vận động nhân dân được triển khai thường xuyên, cụ thể, có sự đôn đốc. Nhờ đó mà các nội dung về xây dựng NTM được người dân đồng tình hưởng ứng cao.

Bên cạnh việc người dân tự nguyện hiến 1.200m2 đất, công lao động, dỡ bỏ hàng rào… để mở rộng, bêtông hóa các tuyến đường, thì nổi bật hơn cả là việc giúp nhau làm kinh tế, ổn định cuộc sống. Nhờ đó, đến nay trên địa bàn ấp chỉ còn 2 hộ nghèo, giảm 4 hộ so với năm 2017, thu nhập của người ngày càng cao, Ban điều hành ấp phấn đấu đến năm 2020, ấp xóa toàn bộ hộ nghèo.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN