Xoài Việt Nam chính thức sang Mỹ sau 10 năm đàm phán

15:42 | 18/02/2019

DNTH: Hôm nay, ngày 18.2, đánh dấu một bước ngoặt mới cho trái xoài Việt Nam khi chính thức được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Vậy là sau 10 năm đàm phán bền bỉ, xoài Việt đã chinh phục được một trong những thị trường khó tính nhất.

Đây cũng là loại quả thứ 5 của Việt Nam vào thị trường Mỹ sau vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa, thanh long. Như vậy, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thứ 40 của quả xoài Việt Nam. 

Hàng năm, Mỹ phải nhập khoảng gần 400.000 tấn xoài tươi chủ yếu từ các quốc gia Trung Mỹ và Nam Mỹ. 

Được biết, từ tháng 12.2017, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã sửa đổi quy định cho phép nhập khẩu xoài từ Việt Nam.


nong: xoai viet nam chinh thuc sang my sau 10 nam dam phan hinh anh 1

Nông dân An Giang chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: I.T

Theo đó, các chuyên gia APHIS đã xác định xoài Việt Nam có thể được nhập vào Mỹ theo quy trình được phối hợp quản lý có hệ thống từ khâu trồng cho đến đóng thùng, vận chuyển... nhằm bảo đảm trái đạt chất lượng và không còn tồn dư chất bảo vệ thực vật.

Ngoài ra, xoài phải được xuất sang Mỹ trên các chuyến hàng thương mại và có giấy tờ chứng nhận đầy đủ, gồm giấy đảm bảo xoài không có các vết đen làm hư quả.

Tiếp đó, trong cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Stephen Censky ngày 26.6.2018 tại Washington D.C, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, Mỹ đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để nhập khẩu trái xoài tươi từ Việt Nam.

Kết quả này là nỗ lực của hai bên sau hơn nửa năm đạt được thoả thuận "đồng ý về nguyên tắc mở cửa thị trường cho sản phẩm của nhau. 

Theo yêu cầu từ phía Mỹ, xoài muốn được xuất khẩu sang thị trường này phải vượt qua nhiều tiêu chuẩn khắt khe như điều kiện nhà vườn, đóng gói, xử lý chiếu xạ, kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nhập... 

Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cho biết, Mỹ là thị trường có sức tiêu thụ lớn với xoài. Sản xuất tại chỗ của Mỹ chỉ đạt 3.000 tấn/năm, bằng 1/100 số lượng họ phải nhập khẩu mỗi năm, và đó là dư địa để xoài Việt có cơ hội gia tăng tiêu thụ. 

Được biết, hàng năm, Mỹ phải nhập khoảng gần 400.000 tấn xoài tươi chủ yếu từ các quốc gia châu Mỹ như Mexico, Peru, Ecuador, Brazil và Guatamala để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Xoài nội địa của Mỹ chủ yếu được trồng tại các bang Florida, Hawaii và một lượng nhỏ tại California và Texas.


nong: xoai viet nam chinh thuc sang my sau 10 nam dam phan hinh anh 2

Việt Nam có thể xuất sang Mỹ khoảng 3.000 tấn xoài tươi. Ảnh: I.T

Việt Nam có thể xuất sang Mỹ khoảng 3.000 tấn xoài tươi, tương đương khoảng gần 1% lượng xoài tươi nhập khẩu của quốc gia này và ngang bằng với sản lượng xoài nội địa của Mỹ.

Theo thống kê, diện tích trồng xoài của cả nước khoảng 87.000 ha, sản lượng hơn 969.000 tấn/năm. Việt Nam đứng thứ 13 về sản xuất xoài trên thế giới nhưng số lượng xuất khẩu thì còn khiêm tốn và nằm ngoài tốp 10 nước xuất khẩu xoài.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu được quy hoạch vùng sản xuất và chế biến đạt các tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường khó tính, trái xoài Việt Nam với giá trị sản xuất đạt 490 triệu USD có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu mang lại ngoại tệ lớn như thanh long, nhãn, chôm chôm…

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN