Xu hướng nông nghiệp sạch

19:56 | 21/05/2019

DNTH: Thực phẩm bẩn không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Một số xu hướng phát triển nông nghiệp sạch dưới đây, nếu được áp dụng tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ sức khỏe con người...

Nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới hiện đang có xu hướng phát triển khá nhanh. Nông nghiệp hữu cơ hay còn gọi canh tác hữu cơ là một hệ thống nông nghiệp luân canh chủ yếu dựa vào phân bón có nguồn gốc hữu cơ, như: phân từ gia súc gia cầm, phân xanh, phân trộn, bột xương, … tăng độ phì nhiêu cho đất bằng nhóm cây trồng có tác dụng cải tạo đất. Nhấn mạnh vào các kỹ thuật luân canh giống cây trồng, kiểm soát dịch hại sinh học, sử dụng xen canh cây trồng khắc chế dịch hại, hoặc khuyến khích sự tồn tại động vật là thiên địch của sâu bệnh dịch hại.

xu huong nong nghiep sach
Mô hình trồng rau hữu cơ đang ngày càng phát triển. (Ảnh minh họa)

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là phương thức sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, góp phần quan trọng để phục hồi, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cũng là một sản phẩm bổ dưỡng, tươi ngon để phục vụ đời sống người tiêu dùng.

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất duy trì được lâu dài sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Xu hướng này dựa trên việc khai thác hợp lý các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và các chu trình khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, thay vì chỉ hướng đến sử dụng vật liệu tổng hợp từ bên ngoài. Hệ thống này hướng đến sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và làm cỏ bằng biện pháp cơ học.

Với phương thức canh tác làm việc với chu trình tự nhiên, bảo toàn và làm phong phú hệ sinh thái nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ sẽ mang lại lợi ích không chỉ đối với sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng, mà còn góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững nền nông nghiệp.                                    

Trồng rau thủy canh

Mô hình trồng rau thủy canh thường được định nghĩa là "trồng cây trong nước". Tuy nhiên, do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là "trồng cây không cần đất". Kỹ thuật trồng thủy canh thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

xu huong nong nghiep sach

Thuỷ canh giúp rau được cung cấp đủ dinh dưỡng, cách ly với nguồn sâu bệnh, nước ô nhiễm, tránh độc tố. (Ảnh minh họa)

Thủy canh là phương pháp trồng rau sạch mà không cần dùng đất, phù hợp với người dân sống tại thành phố bởi không cần không gian quá rộng, có thể trồng được ngay trên tầng thượng nhiều ánh sáng, không cần đất cát, dễ chia luống và gọn gàng. Các gia đình có thể tự tay trồng, sử dụng dung dịch dinh dưỡng an toàn để có được thực phẩm sạch một cách chủ động.

Để trồng rau thủy canh cần sử dụng vật liệu dạng hộp như hộp xốp, khay nhựa có nắp đậy kín, nilon đen lót hộp, rọ nhựa có đường kính 5cm, giá thể (trấu hun) và dung dịch dinh dưỡng. Đặt thùng thủy canh trực tiếp lên trên nền xi măng, ban công, sân nhà… nơi có ánh sáng mặt trời. 

Trồng và sử dụng rau thủy canh là rất tốt, bởi có thể đảm bảo được lượng thực phẩm sạch không nhiễm các chất độc hại, không cần dùng đến thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, nếu chăm sóc rau thủy canh không đúng cách rất dễ dẫn đến tình trạng thừa nitrat khi trồng.

Nuôi lợn, gà thảo dược

xu huong nong nghiep sach

Mô hình nuôi lợn thảo dược cho hiệu quả kinh tế cao và sản phẩm thịt được nhiều khách hàng lựa chọn. (Ảnh minh họa)

Mô hình chăn nuôi lợn, gà bằng các loại cây thảo dược đang trở thành xu hướng và được nhiều người dân áp dụng trong thời gian qua. Thay vì dùng cám công nghiệp, mô hình này thay thế thức ăn cho vật nuôi bằng cám ngô, bỗng rượu, rau xanh và đặc biệt là các loại cây thảo dược quý dùng làm thuốc nam như chè vằng, cam thảo, kim ngân, hoa hồi, quế chi, hoàn ngọc, gừng,… làm thức ăn cho vật nuôi. 

Việc dùng thức ăn bằng thảo dược giúp vật nuôi tăng chất đề kháng, miễn dịch với các loại dịch bệnh, đảm bảo sản phẩm sạch, thơm ngon cung cấp đến người tiêu dùng. Nhờ đó, giá trị kinh tế của các loại vật nuôi này cũng cao hơn. 

Mô hình chăn nuôi gà, lợn bằng thảo dược cũng hạn chế việc vật nuôi sử dụng thuốc kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. 

Theo Diệu Nguyễn

KTMT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN