Xử lý rơm sau thu hoạch bằng chế phẩm vi sinh nhằm bảo vệ môi trường

20:42 | 29/05/2019

DNTH: Việc đốt rơm rạ như hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng và cả nước nói chung, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Mới đây, ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có buổi làm việc với lãnh đạo các Sở, ban ngành liên quan và Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm về việc ứng dụng chế phẩm vi sinh phân hủy phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp. 

Tính đến nay, Thừa Thiên - Huế có trên 80% số hộ không có nhu cầu sử dụng rơm rạ sau khi thu hoạch lúa và số rơm rạ này người nông dân thường để lại ngoài đồng để đốt. Việc đốt rơm rạ ngoài đồng sau mỗi vụ thu hoạch lúa sẽ làm cho 1 lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi. Đồng thời, đốt rơm rạ ngoài đồng nhiều lần và lâu dài làm cho đất biến chất và chai cứng. Ngoài ra, việc đốt rơm rạ sẽ bỏ đi 1 lượng phân bón, chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây lúa và tiêu diệt côn trùng có ích, làm mất cân bằng sinh thái trên ruộng lúa, từ đó bà con nông dân phải sử dụng 1 lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phòng trừ.

xu ly rom sau thu hoach bang che pham vi sinh nham bao ve moi truong

Ông Nguyễn Văn Phương làm việc với các Sở, ban ngành về việc nghiên cứu xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa nhằm bảo vệ môi trường.

Theo tính toán của các nhà khoa học về nông nghiệp, trong 1 tấn rơm chứa 5 đến 8 kg đạm, 1,2 kg lân, 20 kg kali, 40 kg silic và 400 kg cacbon. Đặc biệt, việc đốt rơm rạ ngoài đồng sẽ gây ô nhiễm môi trường, hạn chế tầm nhìn dẫn đến tai nạn giao thông và gây mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Qua đó, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ sinh học thuộc Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm vi sinh có chứa nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ.

xu ly rom sau thu hoach bang che pham vi sinh nham bao ve moi truong
xu ly rom sau thu hoach bang che pham vi sinh nham bao ve moi truong

Việc nông dân đốt rơm trên đồng sẽ gây ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Phương giao Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm tiếp tục nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh phân hủy phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với tập quán canh tác của người dân địa phương. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn về tác dụng của việc dùng chế phẩm sinh học vào xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Qua đó, sớm triển khai phương án trên diện rộng nhằm góp phần bảo vệ môi trường.

Theo Phi Hoàng

KTMT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững

DNTH: Kết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp...

Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang

Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển...

Mưa trái mùa, người dân lo mất Tết

DNTH: Mưa trái mùa kéo dài khiến cho người dân chuẩn bị sản vật phục vụ Tết lo lắng. Họ hi vọng những ngày tới, trời nắng sẽ làm lại từ đầu.

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

XEM THÊM TIN