Xử lý rủi ro thuế và kiểm toán thời 4.0
10:07 | 06/06/2019
DNTH: Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đang được tiếp tục thảo luận và dự kiến thông qua trong năm 2019. Để giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các thay đổi trong chính sách thuế, phóng viên Báo Đầu tư đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Khánh Lâm, Phó tổng giám đốc Dịch vụ thuế và tư vấn tại RSM Việt Nam.
Ông có thể cho biết những điểm nổi bật trong chính sách thuế tại Việt Nam năm 2019?
Thời điểm hiện tại, cộng đồng doanh nghiệp đang quan tâm nhất đến việc thực thi Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử. Theo nghị định này, trong vòng 2 năm tới, các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn giấy. Bộ Tài chính đang soạn thảo thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định này.
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) cũng đang được trình Quốc hội xem xét. Nếu được Quốc hội thông qua, Luật sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2020, bao gồm các điều khoản mới về nhà thầu nước ngoài và các doanh nghiệp kinh doanh qua Internet.
Trong bối cảnh này, chúng tôi khuyên các nhà đầu tư và doanh nghiệp cần liên tục theo dõi các diễn biến mới thông qua website của cơ quan thuế, báo chí và các hội thảo chuyên ngành. Điểm mấu chốt là doanh nghiệp và nhà đầu tư nên phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để giải quyết các tranh chấp (nếu có) và doanh nghiệp nên xây dựng quy trình quản lý rủi ro về thuế, cũng như hợp tác với các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp.
Hiện nay, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều thương vụ M&A xuyên biên giới. Ông có lời khuyên nào dành cho các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện mua, bán doanh nghiệp tại Việt Nam?
Trong những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đến Việt Nam để thực hiện các thương vụ M&A, vì họ đánh giá cao tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và tiềm năng trở thành “công xưởng thế giới” của Việt Nam. Thay vì phải thành lập công ty con tại Việt Nam, nhà đầu tư thường chọn con đường M&A để tiết kiệm thời gian và công sức.
Tuy nhiên, các thương vụ M&A thường có giá trị lớn và hoàn thành trong thời gian ngắn, nên các vấn đề về thuế rất dễ bị bỏ qua. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua trường hợp của các nhà đầu tư Thái Lan trong các thương vụ mua Metro và Big C. Ban đầu, phía nhà đầu tư cho rằng, mình không phải chịu thuế vì áp dụng các hiệp định quốc tế về tránh đánh thuế hai lần. Tuy nhiên, cơ quan thuế Việt Nam sau đó cho biết, tài sản được giao dịch trong các thương vụ này thuộc lãnh thổ Việt Nam, nên người mua vẫn phải nộp thuế.
Một ví dụ khác là trường hợp Sabeco vẫn còn tranh chấp, kiện tụng về vấn đề thuế tiêu thụ đặc biệt, trước và sau khi nhà đầu tư Thai Beverage mua cổ phần chi phối tại đây vào năm 2017.
Những tranh chấp về thuế như trên ảnh hưởng khá lớn đến “sức khỏe” tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp, nên trong quá trình đàm phán M&A, hai bên cần thảo luận kỹ về nghĩa vụ thuế. Lời khuyên của tôi là nhà đầu tư cần thẩm định thuế thật kỹ lưỡng, không nên vì tính gấp rút của thương vụ mà bỏ qua việc này.
Cụ thể, bên mua cần tìm hiểu xem, doanh nghiệp còn nghĩa vụ hay tranh chấp thuế nào không và ai sẽ là người giải quyết. Bên bán có thể được yêu cầu giải quyết xong tất cả tồn đọng về thuế trước khi ký hợp đồng, hoặc là bên mua đồng ý tiếp nhận các nghĩa vụ thuế sau khi thương vụ hoàn tất.
RSM Việt Nam hỗ trợ khách hàng đạt mục tiêu thông qua các dịch vụ hỗ trợ kiểm toán, thuế, tư vấn và dịch vụ thuê ngoài. |
Cũng liên quan đến M&A, năm ngoái, thương vụ Grab và Uber cũng gây nhiều tranh cãi vì Uber còn nợ thuế tại Việt Nam. Theo ông, với Luật Quản lý thuế (sửa đổi) dự kiến thông qua trong năm 2019, chính sách thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh qua Internet sẽ như thế nào?
Trước hết, tôi phải nhấn mạnh rằng, việc thu thuế các “doanh nghiệp 4.0” và các thương vụ M&A liên quan là vấn đề đang khiến nhiều nước phải “đau đầu” chứ không riêng gì Việt Nam. Luật pháp hiện không theo kịp sự phát triển nhanh và mạnh của doanh nghiệp Internet và nhiều nước trên thế giới cũng đang lúng túng trong việc xác định hình thức doanh nghiệp này để đánh thuế cho chính xác.
Lấy ví dụ, các “xe ôm công nghệ” hoặc các hộ kinh doanh trên website thương mại điện tử được tính là nhà cung cấp hay đối tác? Bản thân các ứng dụng công nghệ nên được xem là môi giới hay nhà cung cấp dịch vụ?
Hiện nay, Việt Nam đang đánh thuế các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên Internet thông qua đại diện của họ tại Việt Nam, hoặc thông qua website thương mại điện tử mà họ sử dụng. Có 3 loại hình phổ biến: các hộ kinh doanh nhỏ lẻ trên mạng xã hội; các trang web thương mại điện tử (Lazada, Tiki, Shopee…) kèm đối tác thanh toán trung gian (Momo, Moca…); các doanh nghiệp không có đại diện tại Việt Nam (Facebook, Google, Traveloka).
Cơ quan thuế Việt Nam đang xem xét việc ra luật riêng dành cho 3 loại hình kinh doanh qua Internet này, hay thêm các điều khoản vào luật sẵn có. Cả hai cách làm đều có mặt ưu điểm và hạn chế, nhưng chắc chắn, cơ quan thuế sẽ quản lý và theo dõi chặt chẽ doanh nghiệp Internet trong thời gian tới. Vì vậy, lời khuyên dành cho các “doanh nghiệp 4.0” là luôn có thái độ cầu thị, hợp tác với cơ quan thuế.
Một điểm mới nữa của Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) là phòng tránh chuyển giá. Đây là vấn đề được khối doanh nghiệp FDI đặc biệt quan tâm. Ông có thể cho biết cụ thể về điều luật này?
Chuyển giá được định nghĩa là việc xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ và thương vụ giữa các doanh nghiệp liên quan mà không dựa trên giá thị trường nhằm mục đích tránh thuế. Đây là vấn đề được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nêu rõ vào năm 2015.
Việt Nam đã tham khảo các hướng dẫn của OECD để ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Thông tư số 41/2017/TT-BTC về chuyển giá. Một số dấu hiệu của việc chuyển giá bao gồm: liên tục báo lỗ dù doanh thu tăng, nhiều giao dịch với các “thiên đường thuế”, giá cao bất hợp lý trong các hợp đồng hàng hóa, dịch vụ hoặc chi phí lãi vay cao. Một số điều khoản trong luật về chống chuyển giá của Việt Nam hiện nay vẫn chưa hoàn thiện và bị nhiều doanh nghiệp không đồng tình, ví dụ, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP yêu cầu chi phí lãi vay không được cao hơn 20% thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (Ebitda).
Dự kiến, Luật Quản lý thuế (sửa đổi) sẽ nêu rõ những quy định căn bản nhất trong việc đánh thuế các thương vụ diễn ra giữa các bên liên quan. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp FDI, giúp tạo nên môi trường cạnh tranh minh bạch cho tất cả các doanh nghiệp và giảm thiểu số lượng tranh chấp, kiện tụng về chuyển giá.
Theo Nam Phương
Báo Đầu Tư
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Xử lý rủi ro thuế /
- kiểm toán thời 4.0 /
- Luật Quản lý thuế /
- phóng viên /
- chính sách thuế /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Hạn chế thiệt hại do rét đậm, rét hại cho đàn vật nuôi
DNTH: Để chủ động phòng, chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm, các tỉnh Tuyên Quang, Sơn La đang chỉ đạo các địa phương, đơn vị chuyên môn tập trung tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp che chắn chuồng trại,...
"Con dao hai lưỡi" từ thẻ tín dụng: Giới trẻ "cày" cả tháng chỉ đủ trả nợ
DNTH: Thẻ tín dụng ngày càng phổ biến trong giới trẻ nhờ vào sự tiện lợi và các ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát chi tiêu, thẻ tín dụng dễ dàng trở thành "con dao hai lưỡi", dẫn đến nợ nần và khó khăn tài chính.
Cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024
DNTH: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có Quyết định số 367/QĐ-TMĐT ban hành Quy chế quy định nội dung hướng dẫn các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tham gia chương trình Tuần lễ thương mại điện tử quốc...
Những ngành nghề, công việc nào được làm thêm đến 300 giờ/năm?
DNTH: Để bảo đảm tiến độ công việc, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động làm thêm đến 300 giờ/năm.
Người nộp thuế cần cập nhật thông báo để tránh bị cấm xuất cảnh
DNTH: Chiều 8/11, Bộ Tài chính cho biết: Trước khi ban hành Thông báo tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế cũng đã thực hiện một số các biện pháp đôn đốc như gọi điện thoại, gửi email, mời lên làm việc, gửi thông báo nợ, gửi Quyết...
Nhu cầu tuyển dụng cuối năm tăng, doanh nghiệp đến trường đại học tìm lao động
DNTH: Trước nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vào những tháng cuối năm tăng cao cùng với nhu cầu tìm kiếm việc làm cũng tăng, ngày 3/11, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã tổ chức ngày hội “Thực tập và việc làm TP...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...