Xuất khẩu gạo sang Philippines tăng cả về lượng và kim ngạch

15:22 | 19/04/2021

DNTH: Trong tháng 3/2021 xuất khẩu gạo sang hầu hết các thị trường chủ đạo tăng mạnh so với tháng 2/2021, trong đó xuất khẩu sang Philippines tăng 81% về lượng và tăng 78% kim ngạch, đạt 155.707 tấn, tương đương 82,33 triệu USD.

Xuất khẩu gạo sang Philippines tăng cả về lượng và kim ngạch
Tháng 3/2021 xuất khẩu gạo sang hầu hết các thị trường chủ đạo tăng mạnh so với tháng 2/2021.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2021 cả nước xuất khẩu 539.040 tấn gạo, tương đương 290,83 triệu USD, giá trung bình 539,5 USD/tấn, tăng mạnh 74% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 2/2021 nhưng giảm nhẹ 0,8% về giá. So với tháng 3/2020 giảm 8,9% về lượng nhưng tăng 7% kim ngạch và tăng 17,5% về giá.

Trong tháng 3/2021 xuất khẩu gạo sang hầu hết các thị trường chủ đạo tăng mạnh so với tháng 2/2021, trong đó xuất khẩu sang Philippines tăng 81% về lượng và tăng 78% kim ngạch, đạt 155.707 tấn, tương đương 82,33 triệu USD; Ghana tăng 339,5% về lượng và tăng 276,6% kim ngạch, đạt 44.836 tấn, tương đương 25,85 triệu USD; Malaysia tăng 779% về lượng và tăng 718% kim ngạch, đạt 55.764 tấn, tương đương 29,37 triệu USD.

Trong tháng 3/2021, giá xuất khẩu gạo Việt Nam tăng do các đối tác nước ngoài tăng nhu cầu mua gạo Đông Xuân vụ mới từ Việt Nam. Bên cạnh đó, giá gạo 5% của Ấn Độ cũng tăng từ mức 396 USD/tấn đầu tháng nhưng lên 401 USD/tấn vào cuối tháng. Hiện gạo Ấn Độ đang có giá thấp nhất nên khả năng cạnh tranh tương đối cao. Với Thái Lan, giá gạo từ mức 538 USD/tấn vào đầu tháng nhưng đã giảm xuống 509 USD/tấn vào cuối tháng, nguyên nhân chính là do tỷ giá giảm.

Tính chung cả 3 tháng đầu năm 2021 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 1,19 triệu tấn (giảm 21,4% so với 3 tháng đầu năm 2020), thu về gần 648,64 triệu USD (giảm 7,4%), giá trung bình đạt 544 USD/tấn (tăng 17,8%).

Xuất khẩu gạo sang Philippines tăng cả về lượng và kim ngạch
Xuất khẩu gạo sang Philippines tăng cả về lượng và kim ngạch.

Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt trên 411.581 tấn, tương đương 219,96 triệu USD, giá trung bình 534,4 USD/tấn, giảm 30,7% về lượng, giảm 14,5% về kim ngạch nhưng tăng 23,5% về giá so với 3 tháng đầu năm 2020; chiếm 34% trong tổng lượng và tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước.

Trung Quốc đứng thứ 2 với 256.516 tấn, tương đương 136,17 triệu USD, giá trung bình 530,8 USD/tấn, tăng mạnh 58% về lượng, tăng 49,7% về kim ngạch nhưng giảm 5,4% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 21% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Thị trường Ghana đứng thứ 3 đạt 94.379 tấn, tương đương 55,91 triệu USD, giá 592,4 USD/tấn, giảm 11,7% về lượng, nhưng tăng 7% về kim ngạch và tăng 21,2% về giá so với cùng kỳ, chiếm gần 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gạo trong 3 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 thì ngoài 3 thị trường lớn như trên, còn có thị trường Bờ biển Ngà rất đáng chú ý với mức tăng mạnh 121% về lượng, tăng 170% về kim ngạch và tăng 22% về giá, đạt 87.787 tấn, tương đương 44,34 triệu USD, giá 505 USD/tấn, chiếm 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch. Ngược lại, xuất khẩu sang Malaysia lại giảm mạnh 54,7% về lượng và giảm 39,7% kim ngạch, đạt 79.235 tấn, tương đương 42,55 triệu USD, tuy nhiên giá tăng mạnh 33%, đạt 537 USD/tấn.

Các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu gạo quý I/2021 giảm sâu do yếu tố khách quan là container đóng hàng xuất đi rất hiếm. Mặt khác, thị trường truyền thống nhập nhiều gạo của Việt Nam như Philippines lại có sự thay đổi kế hoạch, lượng mua vào rất ít, khác nhiều so với quý I/2020. Tuy nhiên, giá xuất khẩu vẫn tăng. Nhưng sau đà tăng giá trong quý 1/2021, thì sang tháng 4, giá gạo lại đang giảm theo xu thế giảm giá của gạo thế giới.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần đầu tháng 4 trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu đi ngang sau phiên giảm thêm 5 USD trong tuần trước đó. Hiện, gạo 5% tấm có giá 483-487 USD/tấn; gạo 25% tấm 458-462 USD/tấn. Mặc dù giảm nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao nhất hơn 9 năm qua và cao hơn khoảng 100 USD/tấn so với cùng thời điểm năm ngoái. Dự kiến, trong quý II/2021 sẽ khả quan hơn, kể cả thị trường truyền thống lẫn không truyền thống.

Năm 2020, không chỉ nhiều lần vượt qua các đối thủ về giá bán, với khối lượng xuất khẩu đạt 6,15 triệu tấn, thu về 3,07 tỷ USD, Việt Nam chính thức vượt qua Thái Lan, trở thành cường quốc xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Ấn Độ.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

XEM THÊM TIN