Xuất khẩu quế sang Ấn Độ chiếm tỷ trọng lớn nhất

10:04 | 09/09/2023

DNTH: Ấn Độ là thị trường xuất khẩu quế lớn nhất của Việt Nam chiếm 44,1% đạt 27.280 tấn, tăng 34% so với năm trước.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 8, Việt Nam xuất khẩu được 10.175 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 29,6 triệu USD, so với tháng 7 lượng xuất khẩu tăng 19,8%, kim ngạch tăng 20,3%.

Xuất khẩu sang Ấn Độ chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 55,9% đạt 5.690 tấn và tăng 35,2% so với tháng trước. Prosi Thăng Long và Rừng Xanh T&K tiếp tục là 2 doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu đạt 1.270 tấn và 922 tấn...

Như vậy, đến hết tháng 8/2023, Việt Nam xuất khẩu được 61.852 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 183,4 triệu USD, tăng 24,9% về lượng và 2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá xuất khẩu quế trung bình 8 tháng đầu năm 2023 đạt 2.965 USD/tấn, giảm 18,3% so với cùng kỳ năm trước.

Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu gồm: Prosi Thăng Long đạt 10.321 tấn, tăng 6,6%; Rừng Xanh T&K đạt 4.595 tấn, tăng 68%, Senspice đạt 3.745 tấn, tăng 74,3%, Gia vị Sơn Hà đạt 3.059 tấn, giảm 8,8%… so với cùng kỳ năm ngoái.

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu quế lớn nhất của Việt Nam chiếm 44,1% đạt 27.280 tấn, tăng 34% so với năm trước. Tiếp theo là các thị trường Hoa Kỳ và Bangladesh.

Ở chiều ngược lại, theo thống kê sơ bộ của VPA, trong tháng 8/2023 Việt Nam đã nhập khẩu 711 tấn quế, kim ngạch đạt 2,2 triệu USD, so với tháng trước lượng nhập khẩu giảm 18,3%. Trung Quốc và Indonesia là 2 quốc gia cung cấp chủ yếu cho quế Việt Nam chiếm 56,5% và 35,6%.

Như vậy, tính đến hết 31/8/2023, Việt Nam đã nhập khẩu 12.711 tấn quế, kim ngạch đạt 33,1 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước lượng nhập khẩu tăng 18,2% tương đương 1.955 tấn. Trung Quốc và Indonesia là 2 quốc gia cung cấp quế chủ yếu cho Việt Nam đạt 10.972 tấn và 1.239 tấn.

Theo Thương hiệu & Sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN