Xuất khẩu tôm 5 tháng đầu năm 2021 đạt 1,31 tỷ USD

14:41 | 24/06/2021

DNTH: Tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam tính tới hết tháng 5/2021 đạt 1,31 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng khá tốt, riêng giá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc - Hồng Kông giảm 19% so với cùng kỳ năm 2020. 

Xuất khẩu tôm 5 tháng đầu năm 2021 đạt 1,31 tỷ USD
Ảnh minh họa.

Hiện nay, CPTPP vẫn là khối thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp tôm Việt Nam. 5 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu tôm sang khối này đạt 383,4 triệu USD, tăng 11,8%, chiếm 28,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm. Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm và sản phẩm tôm sú nói riêng lớn nhất với tổng giá trị xuất khẩu đạt 230,7 triệu USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm sang thị trường Australia tăng mạnh 79,2%, đạt hơn 71,8 triệu USD. Riêng tháng 5/2021, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 17,14 triệu USD, tăng gần 144%.

Cho tới nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ và EU vẫn khá ổn định và tăng trưởng tốt. Cả hai thị trường này đều tăng cường nhập khẩu tôm chân trắng đông lạnh từ Việt Nam.

Xuất khẩu tôm 5 tháng đầu năm 2021 đạt 1,31 tỷ USD - Ảnh 1.
Nguồn: VASEP

Trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu, tôm thẻ thịt hấp, chế biến, chiếm gần 47% giá trị sang Mỹ với giá trung bình từ 10,15 – 11,5 USD/kg. Sản phẩm xuất khẩu lớn thứ hai là tôm tẩm bột tempura, chiếm 16,5% với giá xuất khẩu TB 10,5 – 10,65 USD/kg. Tôm thẻ đông lạnh (HS03061721) chiếm 15% với giá trị với giá xuất khẩu trung bình từ 9,6 – 9,8 USD/kg. Tính tới hết tháng 5/2021, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 294 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, sản phẩm tôm chân trắng liên tục tăng thị phần ở EU do giá bán thấp hơn so với tôm sú, doanh số bán tăng nhanh hơn so với mức trung bình. Tính tới hết tháng 5/2021, giá trị xuất khẩu tôm sang EU đạt  201,3 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Đức đạt 53,9 triệu USD, tăng 34%; sang Hà Lan đạt 51,7 triệu USD, tăng 13,8%; sang Bỉ đạt gần 33,5 triệu USD, tăng 14,2% và sang Pháp đạt 18,4 triệu USD, tăng 8,6%.

Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu sang một số thị trường lớn khác như Hàn Quốc; Anh, Đài Loan và Nga cũng tăng trưởng khá tốt với mức tăng lần lượt là: 1,2%; 14,9%; 16,2% và 72,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN