Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc sẽ phục hồi trở lại trong năm 2022

15:34 | 15/03/2022

DNTH: Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc từ đầu năm đến 15/2/2022, đạt 23 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo xuất khẩu tôm sang Trung Quốc sẽ phục hồi trở lại trong năm 2022.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc sẽ phục hồi trở lại trong năm 2022
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc sẽ phục hồi trở lại trong năm 2022
 

Trong 5 năm (2016 – 2020), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc tăng 21% từ 436 triệu USD lên 526 triệu USD, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 9%. Trong năm 2021, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc giảm mạnh chỉ đạt 412,4 triệu USD, giảm 22% so với năm 2020.

Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và chính sách “zero Covid” của Trung Quốc khiến cho việc xuất khẩu tôm của nước ta sang thị trường này gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc, từ đầu năm đến 15/2/2022, đạt 23 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả trên, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn chưa có sự tăng trưởng, tuy nhiên, tốc độ giảm đã thâm hơn so với đà giảm của năm 2021.

Dự kiến, năm 2022 xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc sẽ phục hồi trở lại, khi Trung Quốc đã dần nới lỏng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu nghiêm ngặt.

Các sản phẩm tôn chính của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc gồm tôm thẻ chân trắng đông lạnh đã bỏ đầu và lột vỏ, tôm thẻ chân trắng tươi bỏ đầu, lột vỏ, bỏ đuôi (PD) đông lạnh, tôm thẻ PUD tươi đông lạnh, tôm thịt bỏ đầu lột vỏ đông lạnh IQF, tôm sú HOSO tươi đông lạnh, tôm sú luộc nguyên con đông semi block, tôm sú nguyên con đông lạnh, tôm thẻ bỏ đầu, bỏ vỏ đông lạnh, tôm thẻ luộc nguyên con đông semi block,...

Các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo tốt các yếu tố của sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ vệ sinh khử khuẩn 
Các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo tốt các yếu tố của sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ vệ sinh khử khuẩn 
 

Hiện nay, Trung Quốc đang là một trong những thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới. Dự báo, trong năm 2022, nhập khẩu tôm của Trung Quốc sẽ tăng mạnh, nhất là khi nguồn cung tôm lớn cho Trung Quốc là Ecuador đang có kế hoạch giành lại thị phần trên thị trường Trung Quốc sau khi bị sụt giảm trong năm 2020 và 2021 do bị phát hiện SARS CoV2 trên bao bì sản phẩm.

Trong năm 2021, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt 3,7 tỷ USD, trong đó, nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh tăng 12% đạt 611 nghìn tấn.

Việt Nam đang đứng vị trí thứ 4 cung cấp tôm cho Trung Quốc, đứng sau Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan. Hiện nay, các quy định và rào cản của Trung Quốc vẫn nghiêm ngặt và khắt khe, vì thế các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo tốt các yếu tố của sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ vệ sinh khử khuẩn nhất là khâu bốc dỡ để giảm thiểu các lô hàng có thể bị cảnh báo chỉ tiêu liên quan đến Covid.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bơ Tây Nguyên được giá vì... mất mùa

DNTH: Mùa bơ năm nay tại Tây Nguyên đang chứng kiến nghịch lý “được giá nhưng mất mùa”. Trong khi giá bơ tăng cao hơn so với các năm trước thì sản lượng lại giảm do thời tiết và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nông dân.

Dừa khô tại Tiền Giang tăng kỷ lục

DNTH: Trái dừa khô hiện được thương lai đến tận vườn mua với giá cao kỷ lục giúp người trồng phấn khởi, yên tâm đầu tư phân bón để chăm sóc vườn dừa.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

XEM THÊM TIN